Một dự án đầu tư điển hình thường bao gồm những phần cơ bản như sau : Phần I. Căn cứ lập dự án.
Phần II. Sản phẩm. Phần III. Thịtrường.
Phần IV. Năng lực đảm bảo và phương án cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất Phần V. Quy mô và kế hoạch sản xuất.
Phần VI. Công nghệ sản xuất và máy móc trang thiết bị.
Phần VII. Hao tổn nguyên nhiên vật liệu, năng lượng và các yếu tốđầu vào khác. Phần VII. Địa điểm.
Phần IX. Quy mô xây dựng và các hạng mục công trình. Phần X. Tổ chức sản xuất kinh doanh.
Phần XI. Quản trị nhân sự.
Phần XII. Phương án quản lý tiến độ thực hiện đầu tư, tiến độ sử dụng vốn. Phần XIII. Dự trù nhu cầu về vốn đầu tư và các nguồn hình thành.
Phần XV. Phân tích kinh tế xã hội. Phần XVI. Kết luận và kiến nghị. Phần XVII. Phụ lục (nếu có)
Các nội dung trên được thực hiện trình bày chi tiết như sau:
Phần I : Căn cứ lập dự án
- Căn cứ pháp lý: các luật, các văn bản dưới luật, các văn kiện và công ước song phương và quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Căn cứ thực tế: bối cảnh kinh tế xã hội, mục tiêu đầu tư và năng lực của chủ đầu tư.
Phần II : Sản phẩm
- Giới thiệu sản phẩm dịch vụ đã được lựa chọn của dự án. + Các đặc trưng nhận diện quan trọng
+ Tính năng, công dụng;
+ Tiêu chuẩn chất lượng, mẫu mã bao bì; + Bộ nhận diện thương hiệu,;
+ Định vị sản phẩm trên thị trường;
Phần III: Thịtrường
- Các luận cứ về thị trường đối với sản phẩm được chọn.
+ Xác định cầu hiện tại trên thị trường mục tiêu (cả trong nước và ngoài nước).
+ Dự báo cầu trong tương lai (chú ý các phương pháp dự báo nhu cầu được dùng, mức độ tin cậy của các dữ liệu dùng để dự báo).
+ Xác định mức cung hiện tại trên thị trường và khả năng tưng cung trong tương lai.
+ Dự kiến mức độ cạnh tranh: các đối thủ chính, các điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh (quy cách, chất lượng sản phẩm dịch vụ, mẫu mã bao bì, giá cả, phương thức cung cấp, điều kiện thanh toán, dịch vụ hậu mãi), khả năng xuất hiện hoặc gia tăng cạnh tranh gián tiếp (nếu có).
- Xác định khối lượng sản phẩm hàng năm : Dự kiến mức độ thâm nhập, chiếm lĩnh thị phần của dự án (vùng, phân khúc khách hàng mục tiêu).
+ Xây dựng chiến lược về sản phẩm, dịch vụ (quy cách, chất lượng, hình thức trình bày, dịch vụ sau bán hàng);
+ Chiến lược giá;
+ Kế hoạch thâm nhập thị trường; + Xây dựng kênh phân phối sản phẩm; + Kế hoạch xúc tiến bán hàng;
Phần IV : Năng lực đảm bảo và phương án cung cấp các yếu tốđầu vào cho sản xuất
- Xác định nguồn và phương thức cung cấp các nhân tố đầu vào quan trọng (nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, nước sạch,...). Phân tích các thuận lợi, khó khăn và các tác động bất lợi ngoài kỳ vọng có thể xảy ra.
- Đánh giá tính ổn định của các nguồn cung đầu vào cho sản xuất kinh doanh.
Phần V: Quy mô và kế hoạch sản xuất.
Xác định quy mô và lập kế hoạch sản xuất: các sản phẩm chính, sản phẩm phụ, dịch vụ cung cấp, sản phẩm phục vụ xuất khẩu, sản phẩm phục vụ thị trường nội địa...
Phần VI : Công nghệ sản xuất và máy móc trang thiết bị
- Mô tả công nghệ được lựa chọn (các đặc trưng kinh tế, kỹ thuật cơ bản của công nghệ đã được lựa chọn).
+ Sơ đồ các công đoạn chủ yếu của quy trình sản xuất.
+ Mô tảđặc trưng công nghệcơ bản của các công đoạn chủ yếu.
- Đánh giá mức độ hiện đại, sự phù hợp, các đặc điểm ưu việt và hạn chế của công nghệ đã chọn (có so sánh với một số phương án khác qua các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng như: quy cách, chất lượng, giá thành sản phẩm, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng, mức tiết kiệm ngoại tệ, năng suất sản phẩm, điều kiện làm việc của người lao động, mức độ đảm bảo an toàn sản xuất, vệ sinh công nghiệp, mức độ ô nhiễm ...).
- Sự cần thiết chuyển giao công nghệ theo hợp đồng chuyển giao công nghệ: những công đoạn cần đổi mới công nghệ, mục tiêu, phạm vi cần áp dụng công nghệ mới, đối tượng cần chuyển giao (quyền sở hữu, quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, trang thiết bị mới nguyên bộ hoặc mua sắm đơn lẻ thành phần, kiến thức kỹ thuật chuyên môn, hỗ trợ kỹ thuật, ...), phương thức chuyển giao và lý do lựa chọn phương thức, giá cả và phương thức thanh toán.
+ Các chất có khả năng gây ô nhiễm trong khí thải, nước thải, chất thải rắn, dự kiến khối lượng thải mỗi chất hàng năm.
+ Các biện pháp mà dự án dự kiến áp dụng để chống ô nhiễm, các thiết bị sẽ sử dụng để thực hiện các biện pháp đó.
+ Thành phần còn lại của khí thải, nước thải, chất thải rắn sau khi áp dụng các biện pháp nói trên.
+ Giải pháp xử lý (phân hủy, chôn cất, ...) các chất độc hại thu hồi từ khí thải, nước thải, các chất thải rắn của dự án.
+Những ảnh hưởng khác đối với môi trường và biện pháp khắc phục:
Ảnh hưởng đối với mặt bằng (trường hợp dự án có khai thác tài nguyên khoáng sản đất đá...) Ảnh hưởng đối với cân bằng sinh thái (trường hợp dự án có khai thác hoặc/và sử dụng tài nguyên rừng, tài nguyên sinh vật biển ...)
Các ảnh hưởng khác (khói bụi, tiếng ồn, ánh sáng đối với các khu vực lân cận...) + Biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu, khắc phục các ảnh hưởng nêu trên. + Các nghĩa vụ và trách nhiệm vềmôi trường của các bên có liên quan.
- Nguồn cung cấp công nghệ và thiết bị (lý do lựa chọn nguồn cung cấp, đánh giá khả năng đảm bảo các yêu cầu đã đề ra, so sánh với các phương án có thể khác).
- Danh mục và giá trang thiết bị (bao gồm: thiết bị công nghệ, thiết bị động lực, thiết bị vận tải, thiết bị phụ trợ khác, thiết bị văn phòng ...). Tổng giá trị thiết bị của dự án.
- Yêu cầu về bảo dưỡng, sửa chữa, phụ tùng thay thế. Phương án cung ứng phụ tùng và chi phí bảo dưỡng sửa chữa hàng năm.
Phần VII : Hao tổn nguyên nhiên vật liệu, năng lượng và các yếu tốđầu vào khác
- Trên cơ sở các định mức kinh tế, kỹ thuật tương ứng với công nghệ đã chọn, tính toán chi tiết như cầu nguyên liệu, bán thành phẩm, nhiên vật liệu, năng lượng, nước và các yếu tố đầu vào khác (cho từng loại sản phẩm và cho toàn bộ sản phẩm sản xuất hàng năm).
- Tính toán chi phí (bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ) cho từng khoản mục dự kiến chi tiêu trong từng năm.
- Xây dựng kế hoạch cung cấp, nhằm đảm bảo cung cấp ổn định, đúng thời hạn, đúng chủng loại và chất lượng các nguyên vật liệu và các yếu tố đẩu vào khác. Đối với các loại nguyên vật liệu, bán thành phẩm nhập từ nước ngoài cần xác định rõ nguồn cung cấp, kênh nhập khẩu, phương thức cung cấp, phương thức thanh toán, thời hạn giao hàng và địa điểm giao hàng, giá cả, phương án
thay thế bằng nguồn tương tự sản xuất trong nước. Tính toán nhu cầu vận tải, phương án vận tải được lựa chọn.
Phần VIII : Địa điểm
- Các căn cứ pháp lý của việc lựa chọn địa diểm. Tính phù hợp quy hoạch của việc lựa chọn địa điểm (quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch xây dựng).
- Phương án địa diểm:
+ Mô tả địa điểm: Khu vực hành chính, tọa độ địa lý + Các số liệu cơ bản: diện tích, ranh giới.
+ Các điều kiện hạ tầng (đường giao thông, điện, nước). + Môi trường xã hội, dân cư, dịch vụ xã hội công cộng v.v... + Số liệu khảo sát về địa chất.
+ Các phương án so sánh. + Sơ đồ khu vực.
+ Phương án giải tỏa, đền bù (giải phóng mặt bằng).
Phần IX : Quy mô xây dựng và các hạng mục công trình
- Tính toán nhu cầu diện tích mặt bằng cho các bộ phận sản xuất, phục vụ sản xuất, kho bãi (nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, nhà điều hành, nhà để xe, trạm y tế, trạm gác bảo vệ, ...)
- Bố trí các hạng mục xây dựng có mái che (nhà xưởng, nhà phụ trợ, nhà văn phòng ...) - Tính toán quy mô các hạng mục công trình cấu trúc hạ tầng trong khuôn viên dự án: đường nội bộ, sân bãi, hệ thống cấp diện (hệ thống động lực, chiếu sáng), hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống thông tin liên lạc (điện thoại cố định, di động, tín hiệu liên lạc vệ tinh, truyền hình cáp, Fax, Internet…), cổng, tường rào, cây xanh ...
- Các hạng mục cấu trúc hạ tầng cần xây dựng bên ngoài khuôn viên dự án (đường giao thông, đường dây liên lạc, đường dây điện, hệ thống cấp thoát nước... nối với các hệ thống chung của khu vực).
- Các hạng mục phòng, chống ô nhiễm: chi phí cho các hạng mục đó, mức độ an toàn của các biện pháp sử dụng.
Phần X: Tổ chức sản xuất kinh doanh
- Tổ chức các đươn vị trực tiếp sản xuất. - Xây dựng chuỗi cung ứng.
- Xây dựng hệ thống phân phối tiêu thụ.
- Tổ chức bộ máy quản lý dự án (chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bộ phận, quan hệ trong công tác, ...)
- Sơ đồ tổ chức tổng quát
Phần XI : Quản trị nhân sự
- Nhu cầu nhân lực trong từng thời kỳ của quá trlnh thực hiện đầu tư và vận hành công trình (từng năm, quý hoặc tháng). Trong đó chia ra:
+ Theo khu vực: trực tiếp, gián tiếp. quản trị, điều hành
+ Theo trình độ tay nghề: lao dộng kỹ thuật, lao động giản đơn + Theo quốc tịch: Việt Nam, nước ngoài
- Mức lương bình quân, mức lương tối thiểu, mức lương tối đa cho từng nhóm nhân sự. Tính toán tổng quỹ lương hàng năm trong từng giai đoạn của dự án.
- Nguồn cung cấp nhân lực: nguyên tắc tuyển dụng, chương trinh đào tạo (tại Việt Nam, tại nước ngoài); chi phí đào tạo hàng năm.
Phần XII: Phương án quản lý tiến độ thực hiện đầu tư, tiến độ sử dụng vốn
- Phương thức tổ chức thực hiện thiết kế, xây dựng, mua sắm lắp đặt thiết bị, chuyển giao công nghệ, tuyển dụng, đào tạo nhân lực. Dự kiến các đơn vị tham gia thực hiện hoặc đơn vị dự thầu, phương thức đấu thầu. Cân nhắc các phương án, tính ưu việt của phương án được lựa chọn. - Thời hạn thực hiện đầu tư (thời điểm khởi công, hoàn thành), tiến độ thực hiện các công việc chủ yếu (thiết kế, đàm phán ký kết hợp đồng, cung cấp thiết bị, xây dựng, lắp đặt, đào tạo nhân sự, ...), các điều kiện để đảm bảo tiến độ.
- Các biện pháp đảm bảo các điệu kiện cần thiết, biểu đồ tiến độ thực hiện các công việc chủ yếu.
- Tiến độ sử dụng vốn: Xác định nhu cẩu sử dụng vốn theo thời gian (quý, tháng, năm). Trường hợp có nhiều bên góp vốn hoặc đẩu tư liên doanh với nước ngoài cần xác định trách nhiệm, thời gian bắt đầu và hoàn tất việc góp vốn của mỗi bên, số vốn mỗi bên phải góp trong mỗi đợt, lịch biểu sử dụng vốn .
- Nguồn vốn, tính khả thi của nguồn vốn đối với dự án, kế hoạch huy động vốn từ mỗi nguồn.
Phần XIII : Dự trù nhu cầu về vốn đầu tư và các nguồn hình thành
- Xác định tổng vốn đầu tư cần thiết cho dự án (bao gồm cả ngoại tệ và Việt Nam đồng) - Nguồn vốn :
+ Vốn góp (vốn pháp định trong trường hợp đầu tư có vốn nước ngoài) : tỷ lệ, hình thức góp vốn của mỗi bên: góp bằng tiền, máy móc thiết bị, quyền sử dụng đất, bản quyền công nghệ ...
+ Vốn vay : ngắn hạn (lãi suất %), trung hạn (lãi suất %), dài hạn (lãi suất %)
+ Hình thái vốn: bằng tiền: Việt Nam đồng, ngoại tệ; bằng hiện vật; bằng tài sản khác như giấy phép, bản quyền,…
Phần XIV: Phân tích tài chính
- Doanh thu :
+ Doanh thu từ sản phẩm chính + Doanh thu từ sản phẩm phụ + Doanh thu từ phế phẩm
+ Dịch vụ cung cấp cho bên ngoài dự án Tổng doanh thu
- Chi phí (giá thành) sản xuất kinh doanh: Các yếu tố 1. Nguyên vật liệu 2. Bán thành phẩm và các dịch vụ mua ngoài 3. Nhiên liệu 4. Năng lượng 5. Nước 6. Tỉền lương 7. Bảo hiểm xã hội
8. Chi phí sửa chữa bảo dưỡng máy móc, thiết bị, nhà xưởng 9. Khấu hao
11. Chi phí quản lý dự án
12. Chi phí thuê nhà, thuê đất (nếu có) 13. Chi phí xử lý chất thải
14. Chi phí ngoài sản xuất 15. Lãi vay
16. Thuế thu nhập donh nghiệp
17. Phí chuyển giao công nghệ phải trả theo định kỳ (royalty) 18. Chi phí khác
Tổng chi phí
- Bảng dự kiến kết quả kinh doanh Các chỉ tiêu
1. Tổng doanh thu
2. Tổng giá thành sản phẩm đã sản xuất 3. Giá thành sản phẩm tồn kho đẩu năm 4. Giá thành sản phẩm tồn kho cuối năm 5. Giá thành sản phẩm bán ra (2+3-4) 6. Lợi nhuận gộp (1-5)
7. Lợi nhuận thuần
8. Thuế thu nhập doanh nghiệp 9. Phân phối lợi nhuận
Các tỷ lệ tài chính cơ bản:
a/ Vòng quay vốn lưu động (Doanh thu thuần/Vốn lưu động) b/ Lợi nhuận thuần/Doanh thu
c/ Lợi nhuận thuần/Vốn chủ sở hữu d/ Lợi nhuận thuần/Tổng vốn đẩu tư - Bảng dự kiến tổng kết tài sản - Bảng dự kiến cân đối thu chi:
A. Số tiền thu vào
1. Tổng doanh thu (trừ các khoản bán chịu) 2. Vốn chủ đầu tư
3. Vốn vay
4. Thu thanh lý tài sản 5. Các khoản mua chịu 6. Bán tài sản
7. Thu hồi nợ 8. Thu khác B. Số tiền chi ra
1. Chi bằng tiền cho sản xuất kinh doanh 2. Trả lãi vay
3. Trả nợ gốc
4. Chi phí chuẩn bị triển khai dự án 5. Mua sắm tài sản cốđịnh
- Chi phí sử dụng đất - Máy móc trang thiết bị - Chi phí xây dựng
6. Vốn lưu động ban đầu và bổ sung vốn lưu động 7. Chi mua tài sản khác
8. Thuế phải nộp
9. Các khoản làm tăng khoản phải thu . 10. Các khoản làm giảm khoản phải trả 11. Lợi nhuận phân phối
12. Chi khác
- Các chỉ tiêu tài chính: Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng (NPV), chỉ tiêu hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR), chỉ tiêu chỉ số lợi nhuận (PI), chỉ tiêu thời gian hoàn vốn (PP), …
- Đánh giá rủi ro tài chính của dự án: Phân tích hòa vốn, phân tích độ nhạy, phân tích kịch bản,…
Tùy theo tính chất của từng dự án mà các tính toán và phần phân tích hiệu quả tài chính có thể sẽ có sự khác biệt.
Phần XV: Phân tích kinh tế xã hội Phần XVI: Kết luận và kiến nghị Phần XVII: Phụ lục (nếu có)
TÓM TẮT CHƯƠNG VIII
Nội dung chương 8 trình bày bố cục của một dự án đầu tư trên thực tế . Trong đó cũng giới thiệu chi tiết nội dung cần nghiên cứu và báo cáo trong một dự án đầu tư trên cơ sở các vấn đề đã được tìm hiểu và đề cập ở nội dung trong các chương phía trước. Đây là các vấn đề cơ bản mà hầu hết các dự án đầu tư yêu cầu. Tuy nhiên do tính đa dạng về lĩnh vực đầu tư cúng như quy mô và độ phức tạp của từng dự án là khác nhau nên khi đi vào trình bày từng dự án cu thể sẽ có những điểm khác biệt nhất định.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Danh mục tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt.
1. Nguyễn Bạch Nguyệt, “Giáo trình lập dựán đầu tư”, 2013, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
2. Phước Minh Hiệp & Lê ThịVân Đan, “Thiết lập & thẩm định dựán đầu tư”, 2007, Nhà xuất bản
Thống kê.
3. John D.Finnerty, “Project Financing: asset- based financial engineering”, 2013, Nhà xuất bản kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
4. Vũ Công Tuấn, “Thiết lập & thẩm định dựán đầu tư”, 2010, Nhà xuất bản Thống kê.
5. Phạm ThịThu Hà, “Phân tích hiệu quả dựán đầu tư”, 2013, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
6. Brad Feld & Jason Medelson, “Venture Deals”, 2013, Nhà xuất bản Thanh niên.
7. Aswath Damodaran, “Investment Valuation”, 2010, Nhà xuất bản Tài chính.