NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ

Một phần của tài liệu Bài giảng phân tích lập dự án (Trang 29 - 32)

Chương I : TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ

2.4 NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ

Sựổn định về chính trịcũng như đảm bảo về mặt pháp lý liên quan đến quyền sở hữu và tài sản có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến ý định và hành vi của nhà đầu tư. Trong quá trình đánh giá dự án cần xem xét toàn bộ các yếu tố sau:

+ Hệ thống pháp luật, chính sách, các quy định của Nhà nước có liên quan đến hoạt động đầu

tư: quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, ngành, vùng; quy hoạch kiến trúc xây dựng, luật ngân sách, bộ luật dân sự, luật đất đai, luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật xây dựng, luật thuế

thu nhập doanh nghiệp, luật thuế xuất nhập khẩu,...và các văn bản hướng dẫn dưới luật có liên quan.

+ Các cơ sởpháp lý liên quan đến hoạt động của dự án: các giấy tờ chứng minh pháp lý về

quyền sử dụng đất, giấy đăng ký kinh doanh nếu là doanh nghiệp, quyết định thành lập với các tổ

chức,…

Sựổn định về mặt chính trị, luật pháp nghiêm minh và các chính sách nhất quán sẽ mang lại sựan tâm cho các nhà đầu tư. Các chính sách phát triển, cải cách và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

phản ánh sựđổi mới tư duy trong quản lý, tạo thuận lợi cho môi trường đầu tư.

2.4.2 Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tếvĩ mô có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đầu tư. Điều kiện kinh tếvĩ

mô tác động đến tất cảcác giai đoạn của dự án từ khi mới hình thành ý tưởng đến khi dự án triển khai trên thực tếvà đi vào hoạt động. Với vai trò quan trọng như vậy, việc đánh giá các điều kiện kinh tếvĩ mô là hết sức cần thiết. Trong quá trình đánh giá, chủđầu tư cần lưu tâm tới các vấn đề

sau:

+ Đánh giá tính hình phát triển kinh tế của đất nước, của địa phương và tình hình sản xuất

kinh doanh các ngành, lĩnh vực có liên quan đến dự án.

+ Lãi suất: nếu mức lãi suât cao sẽ gây khó khăn cho các dự án cần huy động vốn từ bên

ngoài và ngược lại.

+ Tỷ lệ lạm phát: mức lạm phát trong thời kỳđầu tư ảnh hưởng mạnh mẽđến hiệu quả tài chính thực của dự án. Mức lạm phát càng cao thì lợi nhuận ròng thực thu về của dự án sẽ càng thấp.

+ Tình hình xuất nhập khẩu, chính sách thuế quan với hàng hóa xuất nhập khẩu, chính sách tỷ giá,... có tác động mạnh đến các dự án có hoạt động xuất nhập khẩu.

+ Quy mô đầu tư công trong ngân sách: quy mô đầu tư công càng lớn thì càng kích thích mạnh mẽ nền kinh tế nói chung và hoạt động đầu tư nói riêng. Bản thân hoạt động đầu tư công cũng tạo ra rất nhiều việc làm và giải ngân một nguồn vốn lớn cho các thành phần kinh tế phát triển.

+ Các chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà nước: bao gồm các chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chiến lược phát triển kinh tế, các ưu tiên phát triển trong từng giai đoạn nhất định,…có tác động tăng tốc hoặc kìm hãm hoạt động đầu tư tùy theo hoàn cảnh và lĩnh vực cụ thể.

2.4.3 Môi trường văn hóa – xã hội

Văn hoá là một hệ thống các giá trị, quan niệm, niềm tin, truyền thống và các chuẩn mực giao tiếp ứng xử của một cộng đồng được được hình thành trong những điều kiện nhất định về vật chất, môi trường tự nhiên, lịch sử của cộng đồng và được cộng đồng đó giữ gìn, phát triển cùng với các nền văn hoá khác.

Thói quen tiêu dùng của khách hàng cũng như hành vi ứng xửtrong đàm phán của các đối tác chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hoá của dân tộc họ. Do vậy, chủđầu tư cần hiểu biết môi

trường văn hoá tại quốc gia mà họ dựđịnh đầu tư để tùy biến hoạt động đầu tư cho phù hợp với

môi trường văn hoá đó.

Ví dụ: Gia đình trong một số quốc gia châu Á là một điều thiêng liêng, quan trọng. Các nhà quảng cáo tại khu vực này thường lấy hình ảnh gia đìnhđầm ấm vui vẻ khi sử dụng sản phẩm để

quảng cáo cho hàng hoá của họ. Hay khi đàm phán, người Nhật không có thói quen từ chối thẳng

như người phương Tây.

Việc am hiểu môi trường văn hóa xã hội trong một số trường hợp sẽ quyết định sự thành bại của cả một dự án.

2.4.4 Môi trường tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên

Nghiên cứu vềđịa hình, địa chất, khí hậu, nguồn nước, chất đất, nguồn tài nguyên... có ảnh

hưởng đến việc lựa chọn các nguồn lực, đến việc thực hiện, khảnăng thành công và phát huy hiệu quả của dự án sau này. Hoạt động đầu tư khai thác tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản, có đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế thông qua một số phương diện: thu

hút đầu tư nước ngoài, tạo ra nhiều việc làm, tạo nguồn thu thuế cho chính phủ, thu ngoại hối cho quốc gia, thúc đẩy các ngành khác phát triển theo. Tuy nhiên mặt trái của những hoạt động này

thường gây ô nhiễm tàn phá môi trường khu vực khai thác một cách nặng nề và khó có khảnăng

phục hồi hoặc chi phí phục hồi quá tốn kém.

Đối với một số ngành, một số quốc gia, môi trường tự nhiên tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực đó. Sự thay đổi của môi trường tự nhiên có thể dẫn đến những

thay đổi trong hoạt động của các dự án hay doanh nghiệp nói chung. Khi sự quan tâm của chính quyền và người dân đến bảo vệmôi trường, xu hướng phát triển bền vững thì áp lực đối với các dự

án trong quá trình triển khai hoạt động sản xuất như việc sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên tiết kiệm với hiệu suất cao, sử dụng công nghệ xử lý chất thải… ngày càng tăng cao, tạo ra những thách thức không nhỏđối với dự án. Tùy từng dự án mà yếu tốmôi trường tựnhiên được nghiên cứu ở

các mức độ khác nhau.

2.4.5 Quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế

Phân tích các quy hoạch, kế hoạch không những là một trong những căn cứ phát hiện cơ

hội đầu tư mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng và hiệu quả của hoạt động đầu tư. Các

dự án chỉđược thực hiện khi nằm trong quy hoạch của nhà nước, của địa phương. Một dự án có

được hưởng các ưu đãi đầu tư hay không phụ thuộc vào vị trí của nó trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của ngành, vùng. Bên cạnh đó, khi lập quy hoạch, kế hoạch, Nhà nước cần phải dựa trên các cơ sở khoa học đểđảm bảo những mục tiêu kinh tế xã hội trong dài hạn. Việc cụ

lợi ích lâu dài cho dự án. Vì vậy, để tránh những tổn thất, lãng phí khi phải điều chỉnh, di dời dự án, đảm bảo tính hiệu quả thì ngay trong quá trình lập dự án cần dành sự quan tâm thỏa đáng đến hoạt động quy hoạch. Cụ thể:

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của cảnước, của vùng, của địa phương.

- Quy hoạch phát triển ngành. - Quy hoạch phát triển đô thị. - Quy hoạch xây dựng. - Quy hoạch kiến trúc

2.4.6 Sự phát triển của khoa học, công nghệ và kỹ thuật

Dưới tác động của khoa học, công nghệ và kỹ thuật, trình độ sản xuất trong nền kinh tế sẽ ngày càng được nâng cao, năng lực sản xuất của nền kinh tế nhìn chung sẽtăng lên. Việc chuyển giao công nghệ hiện đại trên thế giới so với trước tuy có những thuận lợi hơn, song cũng không

kém phức tạp. Do vậy, khi tiếp nhận công nghệ mới, dự án cần phải thận trọng, tránh những sai lầm, tránh được lãng phí vốn do nhập công nghệ lạc hậu gây ra. Dự án bắt kịp với xu hướng mới, cải tiến công nghệ giúp giảm chi phí sản xuất, tăng khảnăng kinh doanh.

Ngoài ra, với tốc độ phát triển khoa học công nghệnhanh như hiện nay cũng đặt ra yêu cầu cập nhật công nghệ mới cho các dựán, đòi hỏi chi phí cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) trong nội bộ dự án.

Một phần của tài liệu Bài giảng phân tích lập dự án (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)