Mô hình Upsala

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 29 - 31)

Mô hình giải thích về tiến trình phát triển của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của công ty nổi bật nhất là mô hình Upsala. Khung lý thuyết cho mô hình này lần đầu tiên được phát triển bởi Johansson và Wiedersheim-Paul (1975) trong nghiên cứu về bốn công ty Thụy Điển. Trong đó, các tác giả quan sát thấy rằng các công ty quốc tế hóa di chuyển theo một loạt các bước theo hướng tăng dần.

Hành động hiện tại Hiểu biết Thị trường

Quyết định cam kết Cam kết thị trường

Lý thuyết upsala tập trung vào bốn vấn đề/biến số mà các công ty phải đối mặt khi đầu tư ra thị trường nước ngoài gồm: hiểu biết thị trường, các quyết định cam kết, các hành động hiện tại (chia theo từng giai đoạn) và cam kết thị trường.

Hình 1.1: Trình tự quốc tế hóa công ty theo mô hình Upsala

Nguồn: tác giả tổng hợp

Trong đó, các biến mang tính ổn định là các nguồn lực cam kết dành cho thị trường nước ngoài gồm hiểu biết thị trường và các cam kết thị trường. Các biến này sẽ ảnh hưởng đến cơ hội và rủi ro của công ty (Johanson & Vahlne 1977, trang 27). Trong đó: (1) cam kết thị trường là những nguồn lực sẽ được cam kết cũng như mức độ tham gia đối với thị trường nước ngoài; (2) hiểu biết thị trường là cơ sở để các nhà quản lý ra quyết định. Có hai kiến thức chính: kiến thức khách quan (có thể chuyển từ thị trường này sang thị trường khác) và kiến thức kinh nghiệm (có được thông qua quá trình thực nghiệm hành động).

Các biến mang tính thay đổi là các hoạt động hiện tại và quyết định cam kết. Một khi công ty có hiểu biết về thị trường, họ có thể quyết định cách thức công ty sẽ cam kết với thị trường đó, và do đó sẽ có thể lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động hiện tại cần thiết để hoàn thành chu trình bằng cách cam kết với thị trường.

Giả định cơ bản của Mô hình Upsala là hiểu biết thị trường và cam kết thị trường ảnh hưởng đến cả quyết định cam kết và cách thức thực hiện các quyết định hiện tại. Hai yếu tố này lại quay thị trường nước ngoài và hoạt động bị ảnh hưởng bởi số lượng cam kết của các nguồn lực ở thị trường nước ngoài, và ngược lại (Johanson & Vahlne, 1977).

Theo mô hình Upsala, OFDI là 1 quá trình từng bước và liên tục tích lũy kiến thức và gia tăng cam kết. Theo đó, yếu tố quan trọng nhất để quyết định OFDI là kiến thức, không phải các chỉ tiêu tài chính. Bên cạnh đó, để tích lũy kiến thức là 1 quá

trình và phần lớn thời gian trong quá trình này không thể hiện ra bằng các chỉ tiêu tài chính.

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 29 - 31)