Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến tác động đầu tư trực tiếp ra nước

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 31 - 37)

nước ngoài và hiệu quả các ngân hàng trên thế giới

Hiện nay các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào mối quan hệ giữa tác động của OFDI với kết quả kinh doanh của các ngân hàng. Cụ thể các nghiên cứu này đã được thực hiện từ những năm 1970 với nhiều phương pháp khác nhau. Những nghiên cứu ban đầu sử dụng phương pháp "so sánh" bằng cách đối chiếu nhóm các công ty đa quốc gia với các công ty chỉ có hoạt động trong nước nhằm đưa ra sự khác biệt giữa 2 nhóm. Một số câu hỏi được tập trung trả lời như: liệu các công ty đa quốc gia có kết quả kinh doanh tốt hơn, hay có lợi thế khác biệt so với các công ty chỉ hoạt động trong nước không.

Kết quả các nghiên cứu thường cho thấy các ngân hàng nước ngoài có hiệu quả thấp hơn so với ngân hàng nội địa Berger và cộng sự (2000). Claesens và cộng sự (2001) đã đối chiếu hiệu quả của các ngân hàng nước ngoài so với thị trường nội địa của 80 quốc gia trong khoảng thời gian từ 1988 đến 1995. Kết quả chỉ ra rằng tại các nước đang phát triển, các ngân hàng nước ngoài có lãi suất biên ròng (NIM) cao hơn, khả năng sinh lời cao hơn và trả thuế cao hơn so với ngân hàng trong nước. Tại các quốc gia phát triển cho thấy điều ngược lại. Molyneux và Seth (1996) đã nghiên cứu các yếu tố quyết định khả năng sinh lời của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Mỹ trong giai đoạn 1987 đến 1991. Các biến chính giải thích cho biến động ROE là tăng trưởng tín dụng, vốn điều chỉnh rủi ro, tỷ lệ tín dụng/ tổng tài sản. Kết quả đã bác bỏ giả thuyết các ngân hàng có các tỷ lệ này cao thì có kết quả kinh doanh tốt hơn. Điều này nghĩa là không có yếu tố lợi thế theo quy mô. Tác giả cũng cho rằng năng lực về vốn là yếu tố then chốt quyết định kết quả kinh doanh của các ngân hàng nước ngoài tại Mỹ. Sự lành mạnh trong kinh doanh là yếu tố khách hàng Mỹ quan tâm nhất thay vì quy mô, hoặc có thể các ngân hàng nước ngoài chỉ đơn giản quan tâm đến giá vốn rẻ.

Ngày nay, các nghiên cứu lại thường tiếp cận vấn đề bằng phương pháp “kiểm soát”. Nghĩa là, các nghiên cứu chỉ tập trung vào các công ty đa quốc gia và hướng mục tiêu vào trả lời câu hỏi liệu mức độ OFDI khác nhau có mang lại kết quả kinh doanh khác nhau. Với các tiếp cận này, hoạt động OFDI được xác định như một biến số liên tục. Đồng thời, các nghiên cứu cũng thường sử dụng phân tích đa biến để kiểm

soát các ảnh hưởng ngoại lai nhờ các biến kiểm soát như quy mô, mức độ chi phí, vị thế thị trường… Nhờ đó, mối quan hệ giữa OFDI và kết quả hoạt động kinh doanh có thể được loại bỏ các ảnh hưởng nhiễu.

Đối với nhóm nghiên cứu này, có nhiều tiêu chí để phân nhóm nhỏ hơn các nghiên cứu. Một trong số đó là việc sử dụng tiêu chí liên quan đến sử dụng các chỉ tiêu đại diện cho hiệu quả, kết quả. Nguyên nhân do cho đến nay vẫn chưa có quy chuẩn nào việc sử dụng chỉ tiêu đại diện cho hiệu quả, kết quả của các công ty nói chung và ngân hàng nói riêng. Việc sử dụng chỉ tiêu nào phụ thuộc rất nhiều vào mức độ sẵn có của dữ liệu và mục tiêu nghiên cứu. Tuy nhiên việc sử dụng các chỉ tiêu khác nhau lại dẫn đến những kết quả khác nhau. Do đó việc sử dụng chỉ tiêu đại diện cho kết quả là tiêu chí khá hữu ích để phân nhóm và phát hiện những khoảng trống nghiên cứu.

Theo rà soát, các các chỉ tiêu thông thường nhất được sử dụng để dại diện cho OE là: (1) chỉ tiêu liên quan đến kết quả kinh doanh như lợi nhuận, ROA, ROE; và (2) chỉ tiêu liên quan đến kết quả giá trên thị trường chứng khoán, P/E. Cụ thể như sau:

1.3.1.1. Các nghiên cứu sử dụng các chỉ tiêu kết quả tài chính

Trước đây, các nghiên cứu thường giả định rằng cả lợi ích và chi phí của OFDI thay đổi cùng nhau từ mức thấp đến cao trong quá trình OFDI. Hệ quả là các nghiên cứu tìm cách để xác định mối quan hệ tuyến tính giữa OFDI và kết quả kinh doanh. Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây bắt đầu xem xét thận trọng hơn xu hướng biến thiên của lợi ích và chi phí của OFDI trong quá trình OFDI. Theo đó mối quan hệ giữa OFDI và kết quả kinh doanh có thể theo dạng chữ U hoặc chữ U ngược. Một số nghiên cứu đã xác định mối quan hệ chữ U với giả định: khi công ty bắt đầu OFDI, mức tăng lợi ích thu được sẽ thấp hơn nhiều so với mức tăng chi phí và dẫn đến kết quả kinh doanh giảm. Quá trình giảm sẽ diễn ra đến khi quy mô OFDI đạt đến điểm bão hòa. Sau điểm này, tốc độ tăng lợi ích thu được sẽ cao hơn chi phí nên hiệu quả sẽ được cải thiện và tăng dần. Có thể giải thích là theo thời gian, các công ty sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc giảm chi phí, rủi ro liên quan đến hoạt động tại thị trường nước ngoài. Ngược lại, dạng hình chữ U ngược giả định rằng hiệu quả sẽ tăng dần cùng với quá trình mở rộng OFDI cho đến khi đạt ngưỡng và giảm xuống sau đó. Cơ sở cho giả định này là các công ty có thể tận dụng những kỹ năng và nguồn lực của thị trường trong nước và cung cấp ra thị trường nước ngoài để tận dụng lợi thế theo quy mô trong thời gian đầu OFDI. Tuy nhiên khi OFDI mở rộng hơn, yêu cầu về nguồn lực càng

lớn, hoạt động ngày càng phức tạp và chi phí gia tăng mạnh hơn. Khi đó lợi ích thu được sẽ kém hơn chi phí bỏ ra.

Để dung hòa hai trường phái trên, một dạng mối quan hệ thứ 3 được đưa ra đó là quan hệ chữ S ngang. Tức là khi mức độ OFDI còn thấp, chi phí cố định cần được quan tâm, còn ở mức OFDI cao, chi phí thường xuyên cần được quan tâm. Các chi phí giai đoạn đầu liên quan đến những vấn đề do không thông thạo quy định pháp luật tại thị trường mới, chưa nắm bắt được thị hiếu, chưa có nguồn khách hàng,… Các chi phí trong giai đoạn OFDI cao liên quan đến chi phí điều phối, quản lý, giám sát hoạt động OFDI, hay những rủi ro tại thị trường nước ngoài. Các nhà nghiên cứu lập luận rằng các chi phí trong giai đoạn đầu có thể nhanh chóng được giảm thiểu và nhờ đó hiệu quả được cải thiện. Tuy nhiên sau này các chi phí ngày càng cao hơn và việc giảm thiểu rất khó khăn, việc nghiên cứu để giảm thiểu cần thời gian và chưa chắc thành công. Do đó khi ở mức OFDI cao, hiệu quả giảm xuống.

Cụ thể như sau:

Mối quan hệ tuyến tính thuận chiều: Nghiên cứu của Grant (1987) chỉ ra mối liên hệ tuyến tính thuận chiều giữa OFDI và kết quả hoạt động kinh doanh. Tác giả thực hiện kiểm tra mẫu 304 công ty sản xuất tại Vương quốc Anh trong 12 năm từ 1972 đến 1984. Chỉ tiêu đại diện cho OFDI là tỷ lệ doanh số bán hàng nước ngoài trong tổng doanh số công ty. Chỉ tiêu đại diện cho kết quả kinh doanh gồm lợi nhuận trên tài sản (ROA), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận trên doanh thu bán hàng (ROS). Grant sử dụng phân tích hồi quy bội để kiểm soát ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp và các lợi thế có được từ thành viên thị trường. Từ đó đưa ra phát hiện quan trọng là tính đa quốc gia có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến cả ba thước đo kết quả kinh doanh.

Tương tự, Delios và Beamish (1999) cũng công bố kết quả chứng minh rằng phạm vi địa lý có mối quan hệ tích cực đối với lợi nhuận của công ty, ngay cả khi loại trừ tác động của các lợi thế về bằng sáng chế, chi phí đầu tư cho quảng cáo. Tác giả xác định phạm vi địa lý là số lượng các dự án, số tiền OFDI và số lượng quốc gia đã đầu tư. Các thước đo hiệu suất gồm lợi nhuận trên tài sản (ROA), vốn chủ sở hữu và doanh thu.

Mối quan hệ tuyến tính ngược chiều: Ngược lại, một số tác giả nhận thấy mối liên hệ tiêu cực tuyến tính giữa OFDI và OE. Ví dụ, Siddharthan và Lall (1982) công bố kết quả nghiên cứu về 74 công ty sản xuất của Hoa Kỳ trong từ năm 1976 đến năm 1979. Kết quả cho thấy OFDI có tác động tiêu cực đến tăng trưởng thu nhập. OFDI

được xác định bằng tỷ trọng doanh số bán hàng tại thị trường nước ngoài trong tổng doanh số, đồng thời kiểm soát ảnh hưởng của yếu tố quy mô công ty và tài sản vô hình. Nghiên cứu của Chang và Thomas (1989) cũng chỉ ra rằng sự thay đổi của OFDI (đo lường theo doanh số bán hàng nước ngoài) ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng lợi nhuận. Khi thực hiện theo cách tiếp cận "so sánh", Severn (1990) thu được kết quả các công ty có hoạt động OFDI có tỷ suất sinh lợi trên tài sản tốt hơn so với các công ty không có hoạt động này.

Mối quan hệ hình chữ “U”: Một số nghiên cứu khác lại chỉ ra kết qủa là mối quan hệ này có dạng hình chữ “U” bằng cách đưa ra mối liên hệ của sai phân bậc hai giữa mức độ OFDI và OE của công ty. Capar và Kotabe (2003) tìm thấy bằng chứng cho mối quan hệ hình chữ U giữa tính đa quốc gia và OE của doanh nghiệp. Trong nghiên cứu của họ cũng đưa vào các biến kiểm soát tác động của quy mô doanh nghiệp và sự liên kết trong ngành. Kết quả chỉ ra rằng ban đầu, tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu giảm khi mức độ quốc tế hóa (đo bằng tỷ lệ doanh số bán hàng nước ngoài trên tổng doanh số bán hàng) tăng lên. Tuy nhiên, sau khi đạt đến ngưỡng đa dạng hóa quốc tế, doanh thu bán hàng sẽ đổi chiều và liên tục tăng lên. Tác giả giải thích kết quả này theo hướng, quá trình quốc tế hóa giai đoạn đầu thường không mang lại lợi ích do kiến thức thị trường nước ngoài và kinh nghiệm kinh doanh quốc tế còn thấp.

Tuy nhiên, các công ty có thể gặt hái được nhiều lợi ích từ quy mô và phạm vi kinh tế ở mức độ quốc tế hóa cao hơn. Phát hiện của Mathur et al. (1983) cũng tương tự. Bằng cách sử dụng mối quan hệ phi tuyến tính giữa OFDI và hiệu quả, họ xác định ra một “ngưỡng thay đổi”. Trước ngưỡng này, OE tài chính (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và tỷ suất lợi nhuận) có tác động tiêu cực đến mức độ OFDI (tài sản nước ngoài so với tổng tài sản). Tuy nhiên, vượt quá mức độ này, chiều tác động đổi lại thành tích cực và tạo thành dạng hình chữ U của mối quan hệ tổng thể. Tương tự, nghiên cứu của Lu và Beamish (2001) cũng kết luận "khi các công ty mới bắt đầu hoạt động FDI, khả năng sinh lời sẽ giảm, nhưng mức độ FDI lớn hơn có liên quan đến hiệu suất cao hơn”.

Mối quan hệ hình chữ U ngược: Kết quả ngược lại được thể hiện trong nghiên cứu của Geringer et al. (1989). Họ tìm thấy mối quan hệ hình chữ U ngược giữa mức độ quốc tế hóa (phần trăm doanh số bán hàng nước ngoài) và OE của các công ty có OFDI (được đo bằng cả ROS và ROA). Mặc dù nói chung, kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ OFDI của các công ty là khác nhau sẽ khiến kết quả hoạt động cũng khác nhau. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra sự tồn tại của "ngưỡng" đối với tác động của hoạt động này. Khi mức độ OFDI cao dần thì hiệu quả cũng được cải thiện dần, nhưng sau đó đạt đến đỉnh và giảm dần. Giải thích cho điều này, các tác giả lý luận

rằng khi thị trường theo địa lý ngày càng được mở rộng thì chi phí liên quan đến sự phân tán địa lý ngày càng leo thang, từ đó làm xói mòn biên lợi nhuận. Họ tiếp tục cho rằng phát hiện này phù hợp với quan điểm về giới hạn của năng lực quản lý để đối phó với sự phức tạp ngày càng tăng. Geringer và cộng sự (1989) đã chọn kiểm tra mẫu 200 công ty đa quốc gia, trong đó gồm 100 công ty lớn nhất, từ cả Hoa Kỳ và Châu Âu. Kết quả cho thấy có sự khác biệt giữa hiệu quả kinh doanh của các công ty thuộc nhóm Hoa kỳ và Châu Âu. Do đó, kết quả mối quan hệ chữ “U” ngược trên chỉ có ý nghĩa khi dư liệu đã được chuẩn hóa để loại bỏ yếu tố khác biệt về nguồn gốc công ty.

Gomes và Ramaswamy (1999) sử dụng kỹ thuật pooled và chuỗi thời gian để kiểm tra tính ổn định của quá trình OFDI với kết quả theo thời gian. Họ xác định OFDI được đại diện bằng một chỉ số tổng hợp bao gồm; (i) tỷ lệ bán hàng nước ngoài trên tổng doanh thu, (ii) tỷ lệ tài sản nước ngoài trên tổng tài sản và (iii) số lượng quốc gia mà một công ty có công ty con. OE của công ty được đánh giá bằng tỷ suất lợi nhuận trên tài sản và tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu. Sau khi kiểm soát các ảnh hưởng của quy mô công ty và tư cách thành viên trong ngành, các phân tích của họ cung cấp bằng chứng rõ ràng cho mối quan hệ hình chữ U ngược.

Nghiên cứu của Daniels và Bracker (1989) cũng cho kết quả tương tự, OFDI có liên quan tích cực đến ROS và ROA, tuy nhiên, với những giới hạn trên nhất định. Do đó, các tác giả đưa ra giả thuyết rằng tồn tại một mức độ OFDI tối ưu sẽ tạo thành dạng mối quan hệ hình chữ U ngược. Tuy nhiên, nghiên cứu của của họ lại chưa thể đưa ra bằng chứng cho lợi nhuận giảm dần. Hơn nữa, bằng cách chạy các phân tích hồi quy riêng biệt cho mỗi ngành, họ tìm thấy các sức mạnh giải thích khác nhau của biến OFDI.

Mối quan hệ hình chữ “S” nằm ngang: Một số nhà nghiên cứu khác lại tìm thấy bằng chứng về mối liên hệ khối giữa OFDI và OE của công ty theo hình chữ “S” nằm ngang. Ví dụ, Lu và Beamish (2004) chứng minh rằng, ở mức độ quốc tế hóa cao và thấp, mức độ OFDI có liên quan tiêu cực đến OE của doanh nghiệp. Ngược lại, ở mức độ quốc tế hóa vừa phải, mức độ OFDI lớn hơn đi kèm với hiệu quả cao hơn. Họ kết luận rằng mối quan hệ hình chữ S nằm ngang giữa OFDI và hiệu quả cung cấp cơ sở để giải thichs sự không nhất quán của các kết quả thực nghiệm. Tương tự, Thomas và Eden (2004) chỉ ra rằng mối quan hệ giữa OFDI và hiệu quả được thể hiện qua ba giai đoạn; tác động của OFDI đối với OE của công ty phụ thuộc vào chiều dài thời gian trong thước đo OE. Do đó, mối quan hệ giữa OFDI và hiệu suất ngắn hạn (ROS, ROA và ROE) có dạng hình chữ “U” ngược, trong khi hiệu suất dài hạn (giá trị thị

trường vượt mức và giá trị thị trường trung bình) có mối liên hệ tích cực với OFDI theo hình chữ “S” nằm ngang.

1.3.1.2. Các nghiên cứu sử dụng chỉ tiêu thị trường

Các nghiên cứu sử dụng chỉ tiêu liên quan đến kết quả trên thị trường chứng khoán ít hơn tương đối so với các chỉ tiêu hiệu quả tài chính. Tuy nhiên kết quả rà soát cũng cho thấy hoạt động OFDI có mối quan hệ tuyến tính với OE. Cụ thể như sau:

Bühner (1987) cũng tìm thấy mối quan hệ tuyến tính tích cực giữa tính đa quốc gia được đo lường bằng chỉ số theo khu vực (dựa trên doanh số bán hàng) và OE của công ty theo kế toán và cả theo thị trường chứng khoán (đánh giá bằng cách sử dụng alpha của Jensen).

Denis et al. (2002) xem xét ảnh hưởng của OFDI tới mức tăng giá cổ phiếu trên thị trường niêm yết và thấy rằng về tổng thể, mối quan hệ này là ngược chiều. Bằng cách sử dụng phân tích đơn biến, nghiên cứu phát hiện ra rằng các công ty có OFDI trung bình có giá trị gia tăng của cổ phiếu là âm, khác biệt lớn so với các công ty

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 31 - 37)