nước ngoài tại Việt Nam
Hiện nay tại Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu về vấn đề tác động của hoạt động OFDI đến OE của các NHTM. Nguyên nhân do khả năng tiếp cận thông tin đối với hoạt động OFDI của các NHTM Việt Nam là rất ít. Hầu như những cá nhân tổ chức bên ngoài ngân hàng không thể tiếp cận được các thông tin này mà chỉ có thể có được những thông tin rời rạc về một số chỉ tiêu tài chính đã được điều chỉnh, không phản ánh chân thực bản chất. Những đơn vị quản lý nhà nước đối với hoạt động OFDI của các ngân hàng như Ngân hàng nhà nước Việt Nam hay Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng không tiếp cận được những thông tin này một cách đầy đủ và chân thực. Ngay cả trong nội bộ ngân hàng cũng rất khó khăn để có được những dữ liệu thông tin cần thiết để thực hiện nghiên cứu.
Mở rộng hơn phạm vi nghiên cứu, hoạt động OFDI của doanh nghiệp Việt Nam đã có một số nghiên cứu được công bố. Rà soát tổng thể có thể thấy mục tiêu của các nghiên cứu này tập trung vào mô tả hoạt động OFDI của doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên do những khó khăn trong tiếp cận thông tin, các nội dung đều đang khá chung, dừng lại ở một số con số thống kê đơn giản về số vốn đăng ký đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư về quốc gia, lĩnh vực. Một số nghiên cứu tốt hơn có liệt kê lại các thông tin về hoạt động OFDI của một số doanh nghiệp lớn công bố trên báo chí... Điều đáng lưu ý là các nghiên cứu hoàn toàn không có phân tích về hiệu quả của hoạt động này. Có thể kể đến một ví dụ điển hình như:
- Luận án tiến sĩ đề tài “Đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Nguyễn Hải Đăng (2013), Trường Đại học kinh tế thuộc Đại học Quốc gia, Hà nội. Nội dung của luận án gồm: (i) cơ sở
lý luận và thực tiễn về OFDI gồm các khái niệm, hình thức, tính tất yếu của FDI; cơ sở lý thuyết, các nhân tố ảnh hưởng và vai trò của nhà nước với FDI; mục đích và tác động của FDI từ đó rút ra kinh nghiệm và bài học với Việt Nam; (ii) Thực trạng gồm: hệ thống lại quá trình hội nhập kinh tế và hệ thống pháp luật về OFDI của Việt nam; các thông tin quản lý chung về quy mô, cơ cấu và hoạt động đầu tư của một số doanh nghiệp để từ đó đánh giá những lợi ích và hạn chế, nguyên nhân; (iii) cuối cùng đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động OFDI của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Luận án tiến sĩ đề tài: “Nghiên cứu phát triển đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Nam vào lĩnh vực công nghiệp ở CHDCND Lào” của tác giả Nguyễn Văn An (2012), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Luận án trình bầy: (i) Cơ sở lý luận và kinh nghiệm một số nước về OFDI gồm: bản chất và đặc điểm, một số lý thuyết và các hình thức đầu tư, những điều kiện và nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động OFDI từ đó rút ra kinh nghiệm chung; (ii) Thực trạng phát triển đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt nam vào lĩnh vực công nghiệp ở Lào giai đoạn 2005 – 2010 gồm sự cần thiết phải đầu tư, thực trạng, các giải pháp chủ yếu để phát triển và kết luận về thành tựu và hạn chế, nguyên nhân; (iii) Giải pháp phát triển đến 2020.
Những nghiên cứu này vẫn chưa đề cập đến hiệu quả đạt được từ OFDI của doanh nghiệp cũng như của ngân hàng. Đặc biệt những nghiên cứu này mới đưa ra bề nổi của vấn để mà chưa cho thấy những nguyên nhân, chiến lược và thực tế ẩn đằng sau đó.