Về mối quan hệ giữa mức độ OFDI và kết quả, hiệu quả hoạt động kinh

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 158 - 160)

doanh

Thứ nhất, đúng như dự kiến ban đầu, đối với những NHTM đang trong giai đoạn đầu của quá trình OFDI như các NHTM Việt Nam, quy mô tài sản tại thị trường nước ngoài còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của NHTM, vai trò và đóng góp về mặt tài chính từ mảng thị trường nước ngoài trong tổng thể còn hạn chế, khi đó mối quan hệ giữa mức độ OFDI với các chỉ tiêu kết quả tài chính sẽ chưa được thể hiện, thậm chí kết quả kiểm định mối quan hệ có thể cho kết quả sai. Trong trường hợp các NHTM Việt Nam, kết quả kiểm định mối quan hệ không có ý nghĩa thống kê nên không có cơ sở để đưa ra kết luận về mối quan hệ. Ở giác độ thực tiễn, kết quả này có thể xem là phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam giai đoạn vừa qua. Đồng thời qua kết quả này cũng cho thấy việc sử dụng các chỉ tiêu tài chính, kết quả kinh doanh tại thị trường nước ngoài để làm tiêu chí đánh giá những lợi ích mang lại từ hoạt động OFDI sẽ là chưa hợp lý.

Thứ hai, kết quả kiểm định mô hình đánh giá mối quan hệ giữa mức độ OFDI và hiệu quả hoạt động được đo bằng chỉ số FP cho kết quả thuận chiều. Đây là kết quả tích cực và trùng với giả thuyết nghiên cứu ban đầu: khi gia tăng OFDI thì OE của các NHTM cũng gia tăng thuận chiều. Thậm chí mức tăng OFDI tác động đến hiệu quả FP ở mức khá cao so với các biến khác. Kết quả này cho thấy những nguyên lý đề xuất trong các lý thuyết đã được rà soát trong Chương 1 đã thực sự phát huy tác dụng, ít nhất trong phạm vi nghiên cứu của luận án. Theo đó, có thể kết luận trong trường hợp các NHTM Việt Nam có hoạt động OFDI trong giai đoạn 2009-2020 đã thực sự thu được những lợi ích từ lợi thế theo quy mô, theo phạm vi, chiếm được lợi thế cạnh tranh riêng biệt trong việc theo chân khách hàng ra nước ngoài và nâng cao khả năng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm... Dấu thuận chiều cho thấy những lợi ích của hoạt động OFDI của các ngân hàng đang cao hơn so với chi phí bỏ ra. Đồng thời kết quả cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu về mô hình đường cong biểu diễn mối quan hệ giữa OFDI và chỉ tiêu hiệu quả theo dạng thuận chiều, chữ U ngược và chữ S ngang. Tuy nhiên rất đáng tiếc là dữ liệu của Việt nam không đủ thông tin để có thể tiếp tục

phân tích việc có hay không có mức ngưỡng mà ở đó mối quan hệ sẽ thay đổi theo chiều ngược lại.

Thứ ba, khi kết hợp mối quan hệ thuận chiều giữa OFDI và FP với những kết quả hoạt động kinh doanh tại thị trường nước ngoài có phần đang tương đối hạn chế của các NHTM, cho phép kỳ vọng vào những cải thiện về mặt hiệu quả có thể diễn ra trong tương lai. Theo đó chiến lược các NHTM đối với hoạt động kinh doanh tại thị trường nước ngoài chưa cần đặt ra vấn đề rút vốn. Thay vào đó các NHTM nên xác định chiến lược tương ứng như sau:

(i) Đối với những NHTM đang có hiệu quả kinh doanh tại thị trường nước ngoài còn hạn chế: những định hướng, biện pháp cơ cấu lại hoạt động là cần thiết. Song song với quá trình cơ cấu lại, việc gia tăng quy mô đầu tư có thể xem xét. Tuy nhiên các biện pháp thận trọng, kiểm soát chặt chẽ để hạn chế tối đa hiệu quả tiêu cực là cần thiết. Bên cạnh đó các NHTM cần rút ngắn thời gian cơ cấu lại nhằm nhanh chóng gia tăng đóng góp của OFDI đối với OE ngân hàng.

(ii) Đối với những NHTM đang trong giai đoạn mở rộng đầu tư tại thị trường nước ngoài: các NHTM có thể tự tin với chiến lược của mình. Tuy nhiên các NHTM này cũng cần nghiên cứu học hỏi các NHTM đã có lịch sử đầu tư lâu hơn để rút kinh nghiệm, tránh lập lại những thất bại.

Thứ năm, hệ số của biến kiểm soát vốn chủ sở hữu đều không có ý nghĩa thống kê trong các mô hình được xem xét với biến phụ thuộc là hiệu quả hoạt động. Kết quả này cho thấy biến kiểm soát vốn chủ sở hữu không có tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam có OFDI trong giai đoạn 2009-2020.

Trong khi đó hệ số của biến kiểm soát vốn chủ sở hữu lại trở nên có ý nghĩa thống kê và theo hướng thuận chiều trong các mô hình được xem xét với biến phụ thuộc là hiệu quả tài chính. Sự khác biệt này khá dễ hiểu khi quy mô vốn chủ sở hữu của các ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh và từ đó có ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả tài chính. Tuy nhiên quy mô vốn chủ sở hữu lại không ảnh hưởng đến mức độ hiệu quả trong hoạt động của các ngân hàng. Theo đó trong các nghiên cứu tiếp theo có thể không cần xem xét đến biến kiểm soát này.

Thứ sáu, hệ số của biên kiểm soát chi phí quản lý đều có ý nghĩa thống kê trong các mô hình được xem xét và đều mang dấu âm, phản ánh mối quan hệ ngược chiều. Kết quả này cho thấy khi tốc độ tăng trưởng chi phí quản lý tăng lên thì chỉ số hiệu quả FP của các ngân hàng sẽ giảm xuống trong giai đoạn. Nhận định này phù hợp với giả thuyết đưa ra và cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây. Tuy nhiên kết quả

này lại ngược với kết quả trong mô hình với biến phụ thuộc là hiệu quả tài chính khi dấu của hệ số là dương. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể giải thích bằng việc gia tăng chi phí quản lý của NHTM chủ yếu tập trung vào gia tăng về quy mô, khối lượng nhưng lại không tập trung vào cải thiện năng suất, công nghệ, hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Hoặc cũng có thể giải thích bằng những khoản chi hoạt động, chi đầu tư quá mức của ngân hàng khiến tác động đến hiệu quả hoạt động theo hướng ngược chiều nhưng vẫn có tác động thuận chiều đến hiệu quả tài chính ở mức độ nhất định. Ở đây có thể vấn đề nằm ở hiệu quả của các khoản đầu tư, khoản chi.

Thứ bẩy, hệ số hệ số của biên kiểm soát tổng tài sản đều có ý nghĩa thống kê trong các mô hình được xem xét và đều mang dấu dương, phản ánh mối quan hệ thuận chiều. Kết quả này cho thấy khi tốc độ tăng trưởng TTS tăng lên thì chỉ số hiệu quả FP của các ngân hàng cũng tăng trong giai đoạn. Nhận định này phù hợp với giả thuyết đưa ra và cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây. Tuy nhiên một lần nữa kết quả này lại ngược với kết quả của mô hình có biến phụ thuộc là hiệu quả tài chính. Nguyên nhân có thể do yếu tố quy mô giúp các NHTM có nhiều điều kiện hơn để thu được những lợi ích từ hoạt động OFDI nhất là lợi thế theo quy mô. Tuy nhiên khi sử dụng biến phụ thuộc là kết quả tài chính thì tác động của biến quy mô đến kết quả tài chính bị ảnh hưởng lấn át bởi các yếu tố khác trong môi trường kinh doanh trong nước. Ví dụ giai đoạn 2009-2020, hoạt động các NHTM Việt Nam trải qua rất nhiều biến động với 2 đợt tái cơ cấu, nợ xấu tăng cao đã ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính. Thêm vào đó, quy mô của các NHTM Việt Nam còn nhỏ nên độ ổn định trong hoạt động kinh doanh còn hạn chế. Do đó biến động trong hoạt động kinh doanh sẽ tác động mạnh đến các chỉ tiêu tài chính và làm lấn át tác động của nhiều yếu tố khác như hoạt động OFDI của các ngân hàng.

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 158 - 160)