Những yếu tố cản trở

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 127 - 131)

Chiến lược tiếp cận thị trường

Với động lực chính của việc thực hiện OFDI là theo chân khách hàng, các NHTM Việt nam sử dụng chiến lược kinh doanh lấy đối tượng khách hàng Việt Nam là khách hàng tiềm năng. Trên cơ sở kết quả và nền tảng tích cực của đối tượng khách hàng trong nước mới tiếp tục mở rộng ra đối tượng khách hàng tại nước ngoài. Theo đó các NHTM Việt nam hầu như mang nguyên mô hình kinh doanh, hệ thống sản phẩm, cách thức quản lý của thị trường trong nước sang thị trường nước ngoài để kinh doanh. Nói cách khác các NH con tại thị trường nước ngoài không khác gì một chi nhánh của NH mẹ tại Việt Nam. Đặc biệt về cách quản lý, việc kiểm soát thường là khá chặt chẽ khi các hoạt động back office hầu hết đều vẫn nằm tại Việt Nam, mức

phán quyết của các NH con tại nước ngoài khá thấp. Các dự án, quyết định lớn đều sẽ được chuyển về các bộ phận chức năng tại Việt Nam thẩm định lại và ra phán quyết cuối cùng. Nhất là các nhân sự chủ chốt vẫn chỉ là lấy từ trong nước sang.

Chiến lược này có vẻ như hợp lý nhưng lại mang lại rất nhiều bất cập. Thứ nhất là việc mang gần như toàn bộ mô hình hoạt động, hệ thống sản phẩm, cách thức quản lý từ Việt Nam sang thị trường nước ngoài đã bỏ qua vấn đề về khác biệt văn hóa. Vấn đề này đã khiến cho hầu như hoạt động của các NHTM tại nước ngoài chỉ bó gọn trong đối tượng khách hàng doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngoài mà khó có thể thâm nhập được vào đối tượng khách hàng bản địa. Trong 1-2 năm đầu hoạt động, NHTM đã nhận ra điều này và đã có những điều chỉnh nhất định trong quy trình tác nghiệp và hệ thống sản phẩm để phù hợp hơn với thị trường bản địa. Tuy nhiên những chỉnh sửa này lại hầu hết là chỉnh sửa tình thế để hoạt động thuận lợi hơn. Nhưng điều này không đồng nghĩa với chất lượng kinh doanh được đảm bảo. Do thiếu kinh nghiệm, việc chỉnh sửa danh mục sản phẩm, quy trình, quy định hoạt động rơi vào 2 trạng thái. Thứ nhất là quá lỏng và hệ quả là chất lượng hoạt động giảm sút. Thứ hai là gần như vẫn giữ nguyên như cũ nên kết quả không được cải thiện.

Cách tiếp cận thị trường của các NHTM còn hạn chế ở chỗ đối với khách hàng Việt Nam tại nước ngoài được kỳ vọng là đối tượng mục tiêu. Trên thực tế do thể chế tại các thị trường nước ngoài khá kém nên hoạt động của các DN Việt Nam hạn chế, không chuẩn mực, chất lượng kém. Trong khi đó đối tượng khách hàng này lại thường xuyên gây sức ép với ngân hàng về lãi suất và phí. Cộng 2 yếu tố này đã khiến cho chiến lược tiếp cận thị trường của BIDV mang lại hiệu quả rất hạn chế.

Hoạt động nghiên cứu thị trường hạn chế

Các dự án OFDI của BIDV thường gặp khó khăn trong việc nghiên cứu thị

trường. Bản thân các NHTM rất thiếu những hiểu biết cơ bản về thị trường nước sở

tại và gặp nhiều khó khăn trong việc nắm bắt thị trường. Chính vì thế nhiều dự kiến, kế hoạch đặt ra nhưng hầu hết đều không đúng với dự kiến ban đầu. Trong hoạt động thực tế, có rất nhiều yếu tố phát sinh ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các ngân hàng mà không được lường trước và có biện pháp chuẩn bị đầy đủ.

Nhân sự

Một khó khăn khác của các NHTM khi hoạt động kinh doanh ở nước ngoài là

nguồn nhân lực. Cụ thể vấn đề về nhân sự tại thị trường nước ngoài của BIDV có thể

năm. Theo đó, sau khi hết nhiệm kỳ công tác, nhân sự cử sang các HDTM sẽ trở về VN điều này có thể ảnh hưởng tới sự ổn định cũng như tính kế thừa trong hoạt động, đặc biệt trong điều kiện công tác phát triển nguồn nhân lực bản địa của các HDTM còn hạn chế, chưa có nguồn cán bộ bản địa thay thế cũng như chưa có định hướng đối với vị trí nhân sự chủ chốt và cán bộ nghiệp vụ chủ chốt. Không những vậy công tác nhân sự còn tách rời công tác quản lý hoạt động kinh doanh của đơn vị. Việc hoạch định, lựa chọn và đánh giá nhân sự trên cơ sở gắn với kết quả hoạt động của đơn vị còn thiếu sâu sát, triệt để.

Những bất ổn vĩ mô trong nước

Những bất ổn vĩ mô của nền kinh tế trong nước nền kinh tế trong những năm qua liên tục trong tình trạng bất ổn với biểu hiện chính là tăng trưởng GDP thấp dần, CPI biến động và đã có thời điểm lên đến cao 18,15%, tỷ giá biến động khó lường, thâm hụt ngân sách gia tăng, đầu tư xã hội sụt giảm và khó khăn liên tục xuất hiện trên các thị trường bất động sản, ngân hàng… Hiện nay Việt Nam cũng đang trong những bước đầu của quá trình tái cấu trúc nền kinh tế nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững với rất nhiều những khó khăn trước mắt. Mặc dù vậy, hiện nay đã có những tín hiệu tích cực ban đầu về quá trình dần ổn định của nền kinh tế nhờ vào những chính sách điều hành đúng hướng của Chính phủ thời gian qua.

Trong khi đó những yếu tố vĩ mô cần thiết để thúc đẩy hoạt động OFDI ở Việt Nam hiện nay vẫn còn thiếu và yếu, cụ thể như sau: (i) tăng trưởng kinh tế của Việt nam vẫn phụ thuộc rất nhiều vào vốn (ICOR lên tới hơn 5) và hiện nay Việt Nam vẫn rất thiếu vốn đề đầu tư phát triển kinh tế, trong khi đó hoạt động OFDI có thể sẽ làm giảm giảm vốn đầu tư phát triển trong nước nếu không có các chính sách quản lý hiệu quả; (ii) thúc đẩy OFDI sẽ làm thất thoát ngoại tệ trong khi thị trường ngoại hối, tỷ giá trong nước còn chưa ổn định vì nguồn cung còn thiếu hụt; (iii) tích luỹ vốn của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, hoạt động chủ yếu dựa vào vốn vay và năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn hạn chế nên rủi ro khi triển khai các dự án tại nước ngoài là rất lớn.

Rủi ro thị trường tại địa bàn nước ngoài

Thách thức lớn nhất đối với các nhà đầu tư quốc tế là rủi ro thị trường tại các quốc gia nhận đầu tư. Đối với các NHTM, những rủi ro lại càng lớn hơn khi hầu hết địa bàn đầu tư là các thị trường mới nổi, biến động mạnh. Cụ thể, môi trường kinh doanh tại Campuchia, Lào đang thay đổi rất nhanh cả về chính trị và kinh tế, các quy định pháp luật liên tục được bổ sung, chỉnh sửa, trong đó có không ít xu hướng biến động không thuận lợi đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Điển hình nhất là các biến động tại Campuchia, với xu hướng chính trị hiện nay tại Campuchia nhiều khả năng các dự án của Việt nam sẽ không có được nhiều thuận lợi như đã có. Bên cạnh đó hệ thống pháp luật giữa các Bộ-ngành, giữa Trung ương với địa phương của Campuchia còn chồng chéo, thiếu nhất quán. Chính sách thu hút đầu tư của Campuchia thay đổi liên tục, việc cung cấp thông tin và chính sách đầu tư còn thiếu và chậm, phân cấp cấp phép đầu tư chưa rõ ràng, các quy định về chấm dứt, thu hồi giấy phép đầu tư chưa nghiêm; doanh nghiệp khi vào đầu tư phải nộp nhiều loại thuế - phí khác nhau và phải mất nhiều thời gian để làm thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. Một số công ty và chính quyền địa phương Campuchia không thực hiện hợp đồng đúng cam kết, thường xuyên thay đổi. Đặc biệt, các thủ tục hành chính về hải quan, đăng ký tạm trú… còn gây nhiều cản trở cho nhà đầu tư. Còn tại Lào, đã có không ít doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư tại Lào phàn nàn rằng, mặc dù ở cấp Trung ương, Chính phủ Lào tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các dự án của Việt Nam, nhưng trong quá trình triển khai ở các địa phương vẫn gặp nhiều thủ tục hành chính phức tạp.

Xem xét trường hợp cụ thể hoạt động kinh doanh tại thị trường nước ngoài của BIDV có thể thấy BIDV đang đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn mang tính đặc thù tại các thị trường: bên cạnh yếu tố khách quan về môi trường cạnh tranh gay gắt tại mỗi thị trường, họat động của các đơn vị OFDI của BIDV đang đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn mang tình đặc thù tại mỗi thị trường. Cụ thể tại Campuchia: thiếu minh bạch thông tin, quan điểm bài xích người Việt, rủi ro chính trị tăng cao đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến họat động của BIDC. Tại Myanmar: các quy định của ngân hàng trung ương Myanmar hạn chế về họat động đối với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài như hiện tại gây khó khăn chochi nhánh BIDV tại Myanmar trong những năm đầu do hạn chế về đối tượng khách hàng, cung ứng sản phẩm dịch vụ, tỷ trọng giữ lại vốn điều lệ quá lớn (50% vốn điều lệ của chi nhánh).

Năng lực và kinh nghiệm hoạt động tại thị trường nước ngoài

Năng lực hoạt động của các NHTM có hoạt động kinh doanh tại thị trường nước ngoài chưa đáp ứng yêu cầu thể hiện ở 4 yếu tố là: (i) trình độ quản trị điều hành; (ii) sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp; (iii) thiếu chiến lược và tầm nhìn dài hạn và (iv) năng lực tài chính của DN bị suy giảm từ khó khăn kinh tế trong nước thời gian qua. Cụ thể như sau:

Trước hết về trình độ quản trị điều hành, do lịch sử OFDI quá ngắn nên các DNVN nói chung và các NHTM Việt Nam nói riêng còn thiếu kinh nghiệm trong việc thích nghi với thị trường nước ngoài. Trước hết các NHTM Việt Nam phải đang phải đối mặt với với thách thức điều chỉnh mô hình kinh doanh phù hợp nhất với thị trường nước ngoài. Điều chỉnh đầu tiên là phải kết hợp, dung hoà được các yếu tố mang từ Việt

Nam với các yếu tố của nước sở tại mà điển hình nhất là nhân lực. Sau đó các NHTM đang phải điều chỉnh phương thức cung cấp sản phẩm, đặc tính sản phẩm... để phù hợp với khách hàng nước ngoài. Trên thực tế, chỉ một phần thị trường nước ngoài của các NHTM cho rằng họ đã thành công khi tiếp cận khách hàng, một phần nhỏ hơn cho rằng đã thành công trong việc sửa đổi chiến lược cho phù hợp với thị trường và phần nhỏ hơn nữa cho rằng đã tiếp cận thị trường hiệu quả.

Trong điều hành, các NHTM Việt Nam đều đang kiểm soát rất chặt chẽ hoạt động kinh doanh tại thị trường nước ngoài, rất ít ngân hàng lựa chọn trao quyền cho các đơn vị kinh doanh tại nước ngoài. Các trường hợp thuê quản lý nước ngoài tại các đơn vị kinh doanh rất ít và nếu có thì cũng cũng không có nhiều quyền thực sự. Trong khi đó hầu hết các nhà quản lý Việt nam đều còn thiếu kỹ năng và tầm nhìn cần thiết để quản lý tốt hoạt động kinh doanh đa quốc gia. Kết quả cuối cùng là hầu hết các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong việc chuyển hoá các tiềm năng thị trường thành lợi nhuận thực sự.

Trong khi đó, hầu hết các NHTM Việt Nam hoạt động tại Campuchia, Lào và Myanmar đều thiếu chiến lược kinh doanh và tầm nhìn dài hạn. Chính vì vậy hoạt động kinh doanh thường thiếu tính ổn định, bị động trước các khó khăn gặp phải, nhất là các khó khăn khi thu xếp tài chính trong quá trình triển khai dự án. Đặc biệt các DN thường không có phương án dự phòng khi khó khăn diễn ra, hoạt động thường mang tính ngắn hạn thiếu chuyên nghiệp. Bên cạnh đó tư tưởng của phần lớn các doanh nghiệp khi kinh doanh tại thị trường nước ngoài thiên về chớp thời cơ, tối đa hoá lợi nhuận, chiếm mọi lợi ích mà không quan tâm đến lợi ích của đối tác (hợp tác theo phương thức win-loss).

Ngoài ra, năng lực của các NHTM Việt Nam trong tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế bị suy yếu: những bất ổn vĩ mô trong giai đoạn qua đã kiến nội lực của các DN bị suy yếu nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 127 - 131)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(195 trang)
w