Thực trạng mức độ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 107 - 110)

Phân tích cụ thể 5 ngân hàng tiêu biểu nhất trong nhóm 7 ngân hàng Việt nam có hoạt động OFDI như sau:

3.3.1. OFDI của BIDV

Đơn vị: triệu đồng

Hình 3.2a: Dư nợ cho vay tại thị trường

nước ngoài của BIDV giai đoạn 2009-2019 Hình 3.2b: Dư nợ cho vay của BIDVgiai đoạn 2009-2019

20092010201120122013201420152016201720182019 3,50% 3,00% 2,50% 2,00% 1,50% 1,00% 0,50% 0,00%

Tăng trưởng trung bình dư nợ tại thị trường nước ngoài của BIDV giai đoạn 10 năm 2009-2019 ở mức 82,1%/năm. Đây là con số rất lớn trong so sánh với tăng trưởng trung bình dư nợ của BIDV trong cùng giai đoạn chỉ ở mức 19,3%/năm. Cụ thể dư nợ tại thị trường nước ngoài của BIDV tại thời điểm năm 2009 chỉ ở mức 378 tỷ đồng thì đến cuối năm 2019 con số đã là 28.417 tỷ đồng, gấp đến 75 lần. Xét đến thời điểm cuối 2019, BIDV cũng là ngân hàng cho vay tại thị trường lớn nhất trong số 7 ngân hàng có hoạt động OFDI tại Việt Nam. Trong đó khoảng cách giữa ngân hàng có dư nợ cho vay tại trường nước ngoài lớn nhất (là BIDV) với thứ hai (là vietcombank) ở mức 2,91 lần và với thứ ba (là sacombank) ở mức 5,03 lần.

Tuy nhiên, diễn biến tăng dư nợ cho vay tại thị trường nước ngoài của BIDV trong giai đoạn 2009-2019 cho thấy có những thời điểm tăng đột biến vào thời điểm năm 2012 và năm 2017. Cụ thể vào năm 2012 dư nợ cho vay tại thị trường nước ngoài của BIDV từ mức 1.065 tỷ của năm 2011 đã tăng lên mức 4.837 tỷ, tương đương gấp 4,8 lần. Tương tự vào năm 2017, dư nợ cho vay tại thị trường nước ngoài của BIDV từ mức 8.255 tỷ của năm 2016 đã tăng đột biến lên mức 27.068 tỷ, tương đương gấp 3,28 lần. Nếu không tính đến ảnh hưởng của 2 năm đột biến này, tăng trưởng trung bình cho vay tại thị trường nước ngoài của BIDV trong giai đoạn 2009-2019 chỉ ở mức 10,1%/năm, thấp hơn nhiều so với mức thực tế 82,1%/năm, thấp hơn cả mức trung bình 19,3%/năm tăng trưởng tổng dư nợ toàn BIDV, và cũng thấp hơn cả mức trung bình 25,7%/năm tăng trưởng tín dụng ngành ngân hàng campuchia trong cùng giai đoạn.

Nguồn: báo cáo tài chính BIDV từ 2009 đến 2019

Về tỷ trọng, tỷ lệ cho vay tại thị trường nước ngoài trong tổng dư nợ của BIDV tăng từ mức chỉ 0,2% vào năm 2009 lên mức cao nhất vào năm 2017 là 3,12% và đến năm 2019 giảm xuống mức 2,54%. Nếu so sánh tuyệt đối với các ngân hàng toàn cầu, tỷ lệ cho vay tại thị trường nước ngoài trong tổng dư nợ của BIDV đang khá hạn chế. Tuy nhiên khi so sánh tương đối, quy mô mảng thị trường nước ngoài của BIDV ở mức tương đối. Cụ thể là nếu so sánh với quy mô dư nợ trung bình các chi nhánh BIDV vào năm 2019 ở mức 5.744 tỷ, với dư nợ đạt trên 28.000 tỷ, quy mô mảng thị trường nước ngoài của BIDV tương đương với khoảng gần 5 chi nhánh của BIDV. Trong khi đó tại khu vực địa bàn đồng bằng sông hồng, BIDV chỉ có 6 chi nhánh, tại địa bàn bắc trung bộ là 14 chi nhánh, tại địa bàn nam trung bộ là 15 chi nhánh, tây nguyên là 12 chi nhánh. Thêm vào đó theo số liệu năm 2019, dư nợ thị trường nước ngoài của BIDV tương đương đến 71,7% dư nợ của BIDV tại khu vực đồng bằng sông hồng, 42,3% dư nợ BIDV tại khu vực tây nguyên, khoảng 14% dư nợ BIDV tại các khu vực thành phố hà nội, thành phố Hồ Chí Minh và khoảng 32-35% các khu vực khác.

Biến động của tỷ lệ cho vay tại thị trường nước ngoài trong tổng dư nợ của BIDV trong cả giai đoạn khá bất thường khi tăng cao vào năm 2012 và 2017. Các năm liền sau 2 mốc này, tỷ lệ cho vay tại thị trường nước ngoài trong tổng dư nợ của BIDV sẽ theo xu hướng giảm dần. Diễn biến này tương đối đồng nhất với diễn biến quy mô tuyệt đối đã phân tích.

Diễn biến các chỉ tiêu dư nợ cho vay tại thị trường nước ngoài cả tuyệt đối và tương đối phản ánh khá chính xác đặc điểm hoạt động kinh doanh tại thị trường nước ngoài của BIDV. Trong đó đặc điểm nổi bật nhất là tính ổn định, bền vững trong kinh doanh còn khá hạn chế. Tăng trưởng qua từng năm khá giật cục, chỉ tập trung vào một vài thời điểm, còn lại trong hầu hết các năm đều có mức tăng trưởng thấp. Điều này có nguyên nhân cơ bản do hoạt động kinh doanh của BIDV tại thị trường nước ngoài chủ yếu tập trung vào một nhóm khách hàng doanh nghiệp Việt Nam hoạt động tại thị trường nước ngoài. Mức độ thâm nhập thực tế của BIDV vào thị trường nước ngoài vẫn ở mức hạn chế.

Mặc dù vậy, không phải vì vậy hoạt động kinh doanh tại thị trường nước ngoài của BIDV ít rủi ro hơn. Ví dụ điển hình tại thị trường Campuchia, tỷ lệ nợ xấu của

16,0% 14,0% 12,0% 10,0% 8,0% 6,0% 4,0% 2,0% 0,0% 2009201020112012201320142015201620172018 NPL BIDCNPL campuchia 12.000.000 10.000.000 8.000.000 6.000.000 4.000.000 2.000.000 0 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 1.000.000.000 900.000.000 800.000.000 700.000.000 600.000.000 500.000.000 400.000.000 300.000.000 200.000.000 100.000.000 0

BIDC bắt đầu tăng mạnh từ năm 2012 đến nay và liên tục cao hơn mức trung bình toàn thị trường campuchia từ năm 2013.

Hình 3.4: Tỷ lệ nợ xấu của BIDC và ngành ngân hàng Campuchia 2009-2019

Nguồn: dữ liệu các ngân hàng của NHTW Campuchia từ 2009 đến 2018

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(195 trang)
w