Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 103 - 106)

Một trong những ngân hàng Việt Nam có hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nổi bật của Việt Nam là BIDV. Năm 1999, với sự thành lập của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt, BIDV trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên có hiện diện thương mại tại nước ngoài. Sau hơn 23 năm, hiện nay BIDV đang có hệ thống mạng lưới kinh doanh tại thị trường nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Cụ thể như sau:

- Tại thị trường Lào

Năm 1999, BIDV đầu tư vào Lào thông qua việc liên doanh với Ngân hàng Ngoại thương Lào để thành lập Ngân hàng liên doanh Lào - Việt (LVB). Sự kiện này đưa BIDV trở thành ngân hàng đầu tiên thực hiện OFDI và đặt dấu mốc cho sự phát triển kinh doanh đối ngoại, vươn ra quốc tế sau này.

Năm 2008, thông qua Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm BIDV (BIC), BIDV đã thành lập Công ty liên doanh Bảo hiểm Lào - Việt (LVI) với tỷ lệ góp vốn 65%. Với những kết quả hoạt động của LVB và LVI cũng như những kinh nghiệm hoạt động

trên thị trường Lào, ngày 14/4/2011, Hội đồng Quản trị BIDV ban hành Nghị quyết số 289/NQ-HĐQT về việc mở Văn phòng đại diện của BIDV tại Lào. Đến ngày 9/9/2011, BIDV khai trương hoạt động Văn phòng đại diện tại Lào với sự tham gia của Thủ tướng hai nước Việt Nam và Lào. Văn phòng đại diện BIDV tại Lào với vai trò là cánh tay nối dài của BIDV, triển khai công tác nghiên cứu, phân tích thị trường phục vụ cho công tác quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của các hiện diện BIDV tại thị trường Lào.

Hiện nay, tổng giá trị đầu tư góp vốn của BIDV tại thị trường Lào là:

66,95trUSD trong đó: i) giá trị vốn đầu tư của BIDV là 65 triệu USD và giá trị vốn

đầu tư của BIC là : 1,95 trUSD, bao gồm:

i) Ngân hàng liên doanh Lào – Việt (LVB): thành lập năm 1999, VĐL hiện tại 100 triệuUSD, cơ cấu sở hữu: BIDV (65%), BCEL (25%), cổ đông Lào khác (10%). Tổng giá trị đầu tư góp vốn của BIDV là: 65 trUSD.

ii) Công ty liên doanh bảo hiểm Lào Việt (LVI): ): thành lập năm 2008, VĐL hiện tại 3 triệuUSD, cơ cấu sở hữu: BIC (65%), BCEL (35%). Tổng giá trị đầu tư góp vốn của BIDV (thông qua BIC) là: 1,95 trUSD.

- Tại thị trường Campuchia

Từ kinh nghiệm và thành công trên thị trường Lào, năm 2009, BIDV tiến vào thị trường Campuchia với việc thành lập các hiện diện thương mại trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán.

Tháng 7/2009, Công ty Đầu tư và Phát triển Campuchia (IDCC) được thành lập với số vốn là 100 triệu USD.Việc đầu vào thị trường Campuchia thời điểm đó không dễ dàng đối với BIDV bởi nền kinh tế Campuchia chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Bản thân thị trường Campuchia lúc đó với quy mô vẫn còn khiêm tốn nhưng lại có sự cạnh tranh cao từ các nước khác do Campuchia mở cửa thị trường theo cam kết gia nhập WTO (Campuchia gia nhập WTO từ 10/2004).

Tại thị trường Campuchia, IDCC là đơn vị đầu mối điều phối mọi hoạt động của BIDV đóng vai trò là công ty mẹ (nắm vốn) để thành lập công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực then chốt là: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.

Tháng 8/2009, IDCC đã góp vốn thành lập Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC) vào. BIDC giữ vai trò là đơn vị nòng cốt trong hệ thống các hiện diện của BIDV tại Campuchia.

lập Công ty Bảo hiểm Campuchia – Việt Nam (CVI), với vốn điều lệ là 7 triệu USD. Trong lĩnh vực chứng khoán, IDCC đã góp vốn thành lập Công ty Chứng khoán Campuchia Việt Nam (CVS) với số vốn điều lệ 10 triệu USD để đón đầu cơ hội đầu tư chứng khoán ngay khi thị trường chứng khoán Campuchia đi vào hoạt động. Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường chứng khoán Campuchia chưa có nhiều hoạt động, quy mô thị trường rất nhỏ, CVS hiện đang triển khai cơ cấu lại hoạt động cho phù hợp với sự phát triển, điều kiện của thị trường chứng khoán Campuchia.

Hiện nay, tổng giá trị đầu tư góp vốn của BIDV tại thị trường Lào là: 100

trUSD, bao gồm:

i)- Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Campuchia (IDCC): thành lập năm 2009, VĐL hiện tại 100 triệuUSD, cơ cấu sở hữu: BIDV (80%), Công ty Phương Nam, BQP – 20% (do BIDV ủy thác vốn).

ii)- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC): thành lập năm 2009, VĐL hiện tại 90 triệu USD, cơ cấu sở hữu: IDCC (98,14%), cổ đông cá nhân CPC (1,86%).

iii)- Công ty Liên doanh Bảo hiểm Campuchia – Việt Nam (CVI): thành lập năm 2009, VĐL hiện tại 7 triệuUSD, cơ cấu sở hữu: BIDC (51%), DID CPC (29%), Kasimex (10%), NH Holding – CPC (10%).

iv)- Công ty chứng khoán Campuchia – Việt Nam (CVS): thành lập năm 2011, VĐL hiện tại 1,5 triệuUSD, cơ cấu sở hữu: BIDC (100%).

- Tại thị trường Myanmar

Năm 2010, BIDV tiến vào thị trường Myanmar bằng việc lập văn phòng đại diện. Việc BIDV hiện diện vào thị trường này nhằm góp phần thực hiện Tuyên bố chung của hai nước Việt Nam - Myanmar về 12 lĩnh vực ưu tiên trong hợp tác kinh tế, trong đó có lĩnh vực tài chính - ngân hàng và theo nhiệm vụ được Thủ tướng Việt Nam giao. Triển khai nhiệm vụ này, BIDV đã nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ từ các cấp lãnh đạo. Trong các buổi gặp chính thức của lãnh đạo cấp cao Chính phủ hai nước liên tục từ năm 2012 đến khi được cấp phép thành lập Chi nhánh BIDV tại Myanmar, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN Việt Nam đã nhiều lần trực tiếp đề nghị phía Myanmar cấp phép cho Việt Nam mở Chi nhánh BIDV tại Myanmar và Tổng thống, Thống đốc Myanmar cũng đã ghi nhận, bày tỏ ủng hộ.

Trải qua quá trình chuẩn bị và nghiên cứu thị trường Myanmar, tháng 3/2016, BIDV đã được NHTW Myanmar lựa chọn cấp phép nguyên tắc thành lập Chi nhánh BIDV – Yangon với quy mô vốn 85 triệu USD, qua đó BIDV đã trở thành ngân hàng Việt Nam và duy nhất được cấp phép hoạt động ngân hàng tại Myanmar. Đến 1/7/2016, BIDV chính thức khai trương đưa chi nhánh Yangon đi vào hoạt động chính thức. Việc BIDV sớm thành lập và đưa Chi nhánh Yangon đi vào hoạt động có ý nghĩa to lớn không chỉ với hoạt động của BIDV mà còn với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu hoạt động kinh doanh tại Myanmar.

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 103 - 106)