Khoảng trống nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 38 - 39)

Tóm lại, các nghiên cứu hiện nay đã cung cấp một bức tranh khá đầy đủ nhưng cũng nhiều mâu thuẫn về mối quan hệ OFDI và OE. Trong đó điểm còn trống trong các nghiên cứu là:

Thứ nhất, các nghiên cứu mới tập trung xem xét đánh giá tác động của hoạt động OFDI đến kết quả tài chính và các chỉ tiêu thị trường của NHTM. Trong khi đó theo những lý thuyết về phát triển công ty đa quốc gia, động lực chính kéo các công ty thực hiện OFDI, liên tục mở rộng quy mô hinh doanh ở phạm vi thế giới là khai thác lợi thế theo quy mô, lợi thế theo phạm vi, lợi ích từ đa dạng hóa, kéo dài vòng đời sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng cơ hội tích lũy kinh nghiệm, học hỏi. Những lợi thế này được phản ánh thông qua chỉ tiêu hiệu quả hoạt động. Theo đó, việc

đánh giá tác động của OFDI đến kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng sẽ đầy đủ hơn khi đánh giá cả tác động của OFDI đến hiệu quả hoạt động.

Hơn nữa, hiện nay các nghiên cứu chủ yếu sử dụng mẫu là các ngân hàng lớn trên thế giới và đã có lịch sử OFDI lâu đời. Do đó đối với những ngân hàng có quy mô nhỏ và đang trong giai đoạn đầu của quá trình OFDI như trường hợp các NHTM Việt Nam, vẫn chưa có nghiên cứu nào liên quan đến vấn đề này.

Thứ hai, bên cạnh việc chưa có nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa mức độ OFDI và hiệu quả hoạt động của các NHTM, các yếu tố có vai trò điều tiết, tác động đến mối quan hệ này cũng chưa được nghiên cứu. Đây cũng là khoảng trống nghiên cứu cần được nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 38 - 39)