Do đặc điểm dữ liệu của mô hình là dữ liệu long với N = 7 và T = 46 nên việc kiểm tra tính dừng của chuỗi dữ liệu được thực hiện. Luận án kiểm định tính dừng của các biến sử dụng trong mô hình bằng Levin-Lin-Chu unit-root test. Kết quả như sau:
Bảng 4.1. Kiểm tra tính dừng các biến sử dụng trong mô hình
STT Biến p-value Biến đổi p-value
1 FPefficiencyscore 0.0000 2 OFDIDN 0.1886 D.OFDIDN 0.0000 3 TTS 1.0000 logTTS 0.0000 4 VCSH 0.9996 logVCSH 0.0000 5 CPQL 0.0060 logCPQL 0.0010 Nguồn: tác giả
Tổng hợp các biến sử dụng trong mô hình đánh giá tác động của OFDI đến hiệu quả FP như sau:
Bảng 4.2: Mô tả các biến trong mô hình tác động OFDI đến FP
STT Ký hiệu Biến Mô tả
1 FPefficiencyscore Biến phụ thuộc Chỉ số FP của từng ngân hàng trong từng kỳ
Biến FP lấy dữ liệu từ kết quả tính toán tại chương 3
2 DOFDIDN Biến độc lập Sai phân bậc nhất của Tỷ lệ dư nợ ròng cho vay tại thị trường nước ngoài/dư nợ ròng của ngân hàng
Biến dư nợ cho vay tại thị trường nước ngoài được lấy từ mục mức độ tập
STT Ký hiệu Biến Mô tả
trung theo khu vực địa lý của tài sản, công nợ và các khoản mục ngoại bảng trong phần ghi chú tại báo cáo tài chính hợp nhất hàng quý của các ngân hàng.
3 logVCSH Biến kiểm soát Log của vốn chủ sở hữu của ngân hàng trong kỳ.
Dữ liệu của biến được lấy từ mục Vốn và các quỹ trong bảng cân đối kết toán hợp nhất toàn ngân hàng hàng quý của các ngân hàng.
4 logCPQL Biến kiểm soát Log của chi phí quản lý của từng ngân hàng trong từng kỳ
Dữ liệu của biến được lấy từ mục Chi phí hoạt động trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất toàn ngân hàng hàng quý của các ngân hàng.
5 logTTS Biến kiểm soát Log của tổng tài sản của ngân hàng trong kỳ
Dữ liệu của biến được lấy từ mục tổng tài sản trong bảng cân đối kết toán hợp nhất toàn ngân hàng hàng quý của các ngân hàng.
Nguồn: tác giả