Đơn vị: triệu đồng
Hình 3.9a: Dư nợ cho vay tại thị trường nước
ngoài của MB giai đoạn 2009-2019 Hình 3.9b: Dư nợ cho vay của MBgiai đoạn 2009-2019
Nguồn: báo cáo tài chính MBB từ 2009 đến 2019
Tăng trưởng trung bình dư nợ tại thị trường nước ngoài của MBB giai đoạn 2013-2019 ở mức 14,11%/năm. Đây là con số có phần hạn chế hơn trong so sánh với tăng trưởng trung bình dư nợ của MBB trong cùng giai đoạn ở mức 19,14%/năm. Tuy nhiên mức hạn chế hơn cũng không phải quá đáng kể. Cụ thể dư nợ tại thị trường nước ngoài của BIDV tại thời điểm năm 2013 chỉ ở mức 1.691 tỷ đồng thì đến cuối năm 2019 con số đã là 3.513 tỷ đồng, gấp chỉ khoảng 2 lần. Xét đến thời điểm cuối 2019, MBB là ngân hàng cho vay tại thị trường lớn thứ 4 trong số 7 ngân hàng có hoạt động OFDI tại Việt Nam. MBB đứng sau BIDV, Vietinbank và sacombank.
2,50% 2,00% 1,50% 1,00% 0,50% 0,00% 2013201420152016201720182019 8.000.000 7.000.000 6.000.000 5.000.000 4.000.000 3.000.000 2.000.000 1.000.000 0 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 300.000.000 250.000.000 200.000.000 150.000.000 100.000.000 50.000.000 0
Khác với diễn biến tăng đột biến và chỉ tập trung vào 1 số thời điểm của BIDV, tăng trưởng dư nợ tín dụng tại thị trường nước ngoài của MBB khá đều từ năm 2013 đến 2017. Tuy nhiên vào năm 2018-2019 mức tăng lại chững lại.
Về tỷ trọng, tỷ lệ cho vay tại thị trường nước ngoài trong tổng dư nợ của MB có xu hướng giảm nhẹ từ mức 1,93% năm 2013 xuống còn 1,4% năm 2019. Có thể đánh giá đây là chỉ tiêu tương đối hạn chế khi so sánh với BIDV cũng như so với các ngân hàng khác. Việc so sánh tương đối với quy mô các chi nhánh của MB trong nước không thực hiện được do thiếu dữ liệu.
Hình 3.10: Tỷ lệ dư nợ thị trường nước ngoài trong tổng dư nợ MB 2013-2019
Nguồn: báo cáo tài chính MBB từ 2009 đến 2019
Xem xét diễn biến dư nợ cho vay tại thị trường nước ngoài của MB cả về số tuyệt đối và tương đối có thể thấy mức độ đầu tư trực tiếp ra thị trường nước ngoài của MB vẫn ở mức khá hạn chế.