Xem xét trong cả giai đoạn 2009-2020 cho thấy có 2 yếu tố chính thúc đẩy hoạt động OFDI của các NHTM Việt nam. Thứ nhất là hoạt động OFDI của các doanh nghiệp Việt nam trong giai đoạn từ 2009 đến 2013 tăng mạnh. Cụ thể bắt đầu tư năm 2008 đến năm 2013, quy mô vốn đầu tư của Việt Nam ra thị trường tăng đều hàng năm ở mức rất cao, đặc biệt là năm 2009. Không chỉ vốn đầu tư tăng vọt, quy mô bình quân/dự án cũng tăng mạnh trong giai đoạn này.
Hình 3.13: Quá trình phát triển hoạt động OFDI của Việt Nam
Nguồn: Tổng cục thống kê
Bên cạnh đó, yếu tố thứ hai về cạnh tranh tại thị trường trong nước ngày một gay gắt hơn cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy hoạt động OFDI của các NHTM Việt
100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Khối NHTM quốc doanh và NHCSXH Khối NHTM cổ phần và nước ngoài, liên doanh
Khối NHTM cổ phần và nước ngoài, liên doanh Khối NHTM quốc doanh và NHCSXH
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0%
Nam trong giai đoạn. Cụ thể có thể thấy rõ điều này qua biến động thị phần huy động vốn và cho vay giữa 2 khối NHTM thuộc sở hữu nhà nước và khối NHTM cổ phần và ngân hàng nước ngoài liên doanh trong giai đoạn.
Hình 3.14: Thị phần huy động vốn thị trường ngân hàng Việt Nam 2005-2020
Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng nhà nước Việt Nam
Trước hết đối với thị phần huy động vốn. Có thể thấy rõ xu hướng giảm thị phần của khối các NHTM có vốn nhà nước trên thị trường từ mức 74,2% năm 2005 xuống còn 45,15% năm 2020, tương đương với mức giảm đến 39,1%. Ngược lại thị phần của các NHTM cổ phần và nước ngoài, liên doanh lại tăng mạnh từ mức 25,7% năm 2005 lên mức 54,9% năm 2020.
Hình 3.15: Thị phần cho vay thị trường ngân hàng Việt Nam 2005-2020
Thị phần trong hoạt động cho vay cũng có diễn biến tương tự. Theo đó, thị phần cho vay của khối các NHTM có vốn nhà nước đã giảm từ mức 74,2% năm 2005 xuống còn 48,6% năm 2020, tương đương với mức giảm 25,54%. Ngược lại thị phần của khối các NHTM cổ phần, nước ngoài và liên doanh lại tăng từ mức 25,9% năm 2005 lên mức 51,34% năm 2020.
Điều này có nghĩa chỉ trong khoảng 16 năm qua, đến ½ thị phần của khối NHTM có vốn nhà nước đã rơi vào tay khối NHTM cổ phần, nước ngoài và liên doanh. Đồng thời, cũng chỉ trong vòng 16 năm này, khối các NHTM nhà nước nắm vốn đã từ vị trí là khối chiếm vai trò chủ chốt, điều tiết thị trường với thị phần chiếm đến ¾ thị trường đã giảm xuống vị trí cân bằng so với khối NHTM cổ phần, nước ngoài và liên doanh.
Đặc biệt diễn biến giảm có thể thấy rõ nhất trong giai đoạn 6 năm đầu từ 2005 đến 2010 khi thị phần cả huy động vốn và cho vay của khối NHTM có vốn nhà nước giảm mạnh từ mức trung bình 75% xuống còn trung bình khoảng 50%. Ngược lại, cũng chỉ trong 6 năm này, thị phần huy động vốn và cho vay của khối NHTM cổ phần, nước ngoài và liên doanh đã tăng mạnh từ mức trunng bình 25% lên mức trung bình 50%. Sau giai đoạn này, từ năm 2016-2020, thị phần của 2 khối vẫn thay đổi nhưng mức biến động chỉ khoảng 1-2%/năm và không thể hiện xu hướng.
Theo đó có thể thấy giai đoạn 2005-2010 là giai đoạn cạnh tranh trên thị trường diễn ra quyết liệt nhất và trở thành động lực quan trọng của các NHTM Việt Nam trong định hướng tiến ra thị trường nước ngoài để mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng và cơ hội phát triển mới. Đây là tiền đề quan trọng của giai đoạn bùng nổ hoạt động OFDI của các NHTM Việt nam với cột mốc năm 2009.