Về kết quả phân tích định tính và đánh giá thực trạng

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 161 - 162)

Kết hợp các kết quả phân tích định lượng với phân tích định tính và đánh giá thực trạng OFDI của các NHTM Việt Nam có thể rút ra các nhận định sau:

Thứ nhất, hoạt động OFDI của các NHTM Việt Nam vẫn dang trong giai đoạn đầu của quá trình đầu tư. Quy mô đầu tư vẫn còn nhỏ trong so sánh tương đối với quy mô thị trường trong nước. Các thị trường đầu tư cũng chủ yếu tập trung ở các quốc gia láng giềng có mối quan hệ chính trị, thương mại, ngoại giao tích cực. Các NHTM Việt nam đầu tư sang thị trường nước ngoài có chiến lược khá giống nhau ở điểm cùng hướng đến đối tượng khách hàng chính là cá nhân, doanh nghiệp Việt nam tại nước ngoài và từ đó để hướng ra cá nhân, doanh nghiệp nước đầu tư. Các ngân hàng cũng đều sử dụng chung hình thức đầu tư là thành lập ngân hàng 100% vốn và hình thức thành lập chi nhánh ngân hàng tại nước ngoài (nếu pháp luật không cho phép thành lập ngân hàng 100% vốn). Các ngân hàng cũng đều hướng đến mục tiêu chính là gia tăng thị trường, khách hàng.

Thứ hai, kết quả phân tích cũng cho thấy trong thời gian qua kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam tại nước ngoài còn rất hạn chế. Tỷ lệ nợ xấu thường tăng cao sau 3-4 năm thành lập. Chi phí trích DPRR cao. Danh mục khách hàng hạn chế. Mức độ thâm nhập thị trường kém. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp hoạt động kinh doanh của các đơn vị tại nước ngoài đã đi vào ổn định. Nguyên nhân chủ yếu để giải thích cho những yếu kém hạn chế là mô hình quản lý, phương pháp tiếp cận thị trường không phù hợp và định hướng kinh doanh chưa chính xác. Nhìn tổng thể cả những trường hợp kinh doanh tích cực và tiêu cực, có thể thấy xu hướng chung là những kết quả kinh doanh mang lại tại thị trường nước ngoài chưa tương xứng với mức đầu tư cũng như kỳ vọng của các NHTM Việt Nam đối với thị trường nước ngoài.

Tuy nhiên, thứ ba, định hướng của các NHTM đối với phát triển OFDI trong tương lai vẫn tiếp tục được khẳng định. Điều này có nguyên nhân cả về tự bản thân các NHTM và cả về thị trường. Qua trao đổi của các chuyên gia có thể thấy rõ ràng định hướng các ngân hàng và đây là tầm nhìn dài hạn. Thực tế cho thấy mặc dù hoạt động kinh doanh tại thị trường nước ngoài của các ngân hàng đang gặp rất nhiều khó khăn, nhưng nhìn trong dài hạn xu hướng vươn ra thị trường ngoài ra yêu cầu bắt buộc. Điều này do thị trường tại Việt nam đã có mức cạnh tranh rất cao. Trong khi đó khoảng cách các ngân hàng Việt Nam với các ngân hàng khu vực châu á đang ở mức rất cao. Kết quả năm 2020 cho thấy BIDV có khoảng cách đến 50% TTS so với ngân hàng đứng thứ 100 châu á. Để các ngân hàng có thể gia tăng quy mô, yêu cầu bắt buộc phải mở rộng sang các thị trường có khả năng khai phá cao hơn. Đây là con đường các NHTM Việt Nam đang nhìn vào.

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 161 - 162)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(195 trang)
w