Để trả lời câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu đề ra, Chương 2 của luận án đã đề xuất phương pháp nghiên cứu. Trong đó tại chương 2, luận án đã xây dựng 5 mô hình nghiên cứu định lượng gồm: (1) kiểm định mối quan hệ giữa mức độ OFDI và hiệu quả hoạt động; (2) kiểm định mối quan hệ giữa mức độ OFDI và hiệu quả tài chính; (3) kiểm định vai trò tác động của yếu tố sở hữu đối với mức độ OFDI và hiệu quả hoạt động, hiệu quả tài chính; (4) kiểm định vai trò tác động của yếu tố số lượng địa bàn hoạt động tại nước ngoài đối với mức độ OFDI và hiệu quả hoạt động, hiệu quả tài chính; (5) kiểm định vai trò tác động của yếu tố thời gian hoạt động OFDI tại nước ngoài đối với mức độ OFDI và hiệu quả hoạt động, hiệu quả tài chính. Các mô hình 3-4-5 được tách ra do các biến điều tiết yếu tố sở hữu là biến giả và biến số
lượng địa bàn là biến dạng thang đo. Nên việc tách ra các mô hình khác nhau sẽ thuận lợi hơn khi sử dụng các công cụ phân tích.
Chương 2 trong luận án cũng trình bày cụ thể về phương pháp và kết quả đo các biến được sử dụng trong mô hình. Trong đó đặc biệt trình bày sâu về phương pháp và kết quả đo biến mức độ OFDI và biến hiệu quả hoạt động do 2 biến này không có dữ liệu trực tiếp.
Phần cuối của Chương 2 trong luận án trình bày về các công cụ dự kiến sử dụng để phân tích định lượng và mô tả chi tiết trình tự các bước thực hiện. Bên cạnh đó để làm phong phú thêm cho kết quả phân tích định lượng, luận án cũng bổ sung thêm nội dung phân tích định tính với phương pháp được trình bày cụ thể.
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 3.1. Quá trình phát triển và đặc điểm hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
của các NHTM Việt Nam
Lịch sử phát triển OFDI của các NHTM Việt nam cũng có thể chia thành 3 giai đoạn tương ứng.
Số dự án Vốn đăng ký 1.00030 900 800 25 70020 600 50015 400 300 10 2005 100 00 20092010201120122013201420152016201720182019
Hình 3.1: Hoạt động OFDI trong ngành ngân hàng tài chính trong giai đoạn 2009-2019 của Việt Nam
Nguồn: tổng cục thống kê
Giai đoạn từ năm 1995 đến 2009 trong giai đoạn hoạt động OFDI của các NHTM Việt Nam rất hạn chế và đóng vai trò rất nhỏ trong so sánh với hoạt động kinh doanh trong nước.
Giai đoạn 2 từ từ năm 2009 đến 2015, hoạt động OFDI của các NHTM Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, số lượng các NHTM Việt Nam có hoạt động OFDI tăng từ 2 lên 6 ngân hàng là BIDV, Vietinbank, Agribank, Sacombank, MB Bank, SHBank. Số vốn đầu tư của các ngân hàng vào thị trường nước ngoài tăng từ khoảng 50 triệu USD năm 2008 lên đến gần 400 triệu USD năm 2015. Đặc biệt là bên cạnh vốn đầu tư, các ngân hàng còn thực hiện cho vay các đơn vị tại nước ngoài với con số lên đến gần 1 tỷ USD. Chính vì sự đột phá này nên trong lịch sử phát triển, mặc dù đã có dự án đầu tiên từ năm 1995, nhưng hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các ngân hàng thương mại Việt Nam chỉ được thực sự được tính từ năm 2009.
Giai đoạn 3 từ năm 2015 đến cuối năm 2017, hoạt động lại có chiều hướng đi xuống. Mặc dù số lượng các ngân hàng tham gia vào OFDI không bị giảm sút nhưng quy mô đầu tư không tăng lên. Các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của các đơn vị tại thị trường nước ngoài được công bố cho thấy tình trạng yếu kém về chất lượng tài sản, thanh khoản hạn chế và kết quả kinh doanh đi xuống. Tại thị trường trong nước, các ngân hàng đã có OFDI điều chỉnh lại chiến lược kinh doanh tại thị trường nước ngoài theo hướng thu gọn hơn. Các khoản đầu tư cho thị trường nước ngoài được
Tỷ U S D D ự án
tính toán lại và các quyết định về định hướng phát triển trong tương lai được bàn bạc.
Điều thú vị là từ đầu năm 2018 đến nay, hoạt động OFDI của các NHTM Việt Nam lại tăng trưởng trở lại với sự tham gia của một số NHTM lớn chưa có hoạt động OFDI trước đây. Ví dụ gần đây là Vietcombank giúp nâng tổng số ngân hàng có OFDI lên 7 ngân hàng. Một số NHTM khác cũng đang dự kiến tiếp tục tăng vốn để cơ cấu lại hoạt động tại thị trường nước ngoài.
Trong quá trình phát triển hoạt động OFDI của các NHTM Việt Nam, mỗi NHTM có những lựa chọn định hướng khác nhau về phương pháp thâm nhập, hình thức hiện diện, lựa chọn địa điểm, đối tượng khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên quá trình phát triển OFDI của các NHTM mang đặc điểm của mô hình upsala khá rõ nét thể hiện ở một số điểm cơ bản như sau:
Một là hình thức đầu tư của các ngân hàng khi tham gia vào thị trước nước ngoài theo hướng tăng dần theo mức độ am hiểu thị trường: theo đó các ngân hàng Việt Nam thường sẽ thành lập văn phòng đại diện trước tiên, sau đó thành lập chi nhánh và cuối cùng là thành lập ngân hàng con 100% vốn. Hình thức thành lập liên doanh khá hạn chế và chỉ được lựa chọn khi luật pháp nước sở tại chưa cho phép thành lập lập ngân hàng 100% vốn.
Hai là, đa số các NHTM Việt Nam lựa chọn thị trường nước ngoài là những quốc gia thuộc khu vực lân cận, có trình độ phát triển thị trường ngân hàng thấp hơn Việt Nam, và đặc biệt là các quốc gia có quan hệ đặc biệt với Việt nam: Cụ thể các quốc gia được ngân hàng Việt Nam lựa chọn đầu tư nhiều nhất là Lào và Campuchia. Nguyên nhân do 2 quốc gia này có chung đường biên giới với Việt Nam. Đồng thời, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với hai quốc gia này là rất lớn nên sự có mặt của NHTM Việt Nam có thể hỗ trợ và phục vụ cho các doanh nghiệp Việt Nam tại các thị trường này trong quá trình trình thanh toán, kinh doanh ngoại tệ, cũng như các vấn đề liên quan đến vốn.
Ba là các ngân hàng thường thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo chiến lược củng cố vững chắc tại một thị trường, một quốc gia trước, sau đó mới nhân rộng hoạt động kinh doanh sang các thị trường khác, quốc gia khác. Điển hình là trường hợp BIDV với chiến lược mở rộng thị trường sang nước ngoài đã liên tục mở các văn phòng đại diện từ năm 2009: Campuchia (2009), Myanmar (2010), Séc (2012), Đài Loan (2015), Nga (2015). Đồng thời tại một thị trường cụ thể, BIDV thường sẽ thành
lập ngân hàng trước, sau đó sẽ dần mở rộng thành lập công ty bảo hiểm, công ty chứng khoản, công ty tài chính… phù hợp với từng thị trường.
Bốn là chiến lược OFDI của các NHTM Việt Nam nhắm tới khách hàng là các Việt kiều, nhân viên Việt Nam đang làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp nhỏ và vừa tại nước ngoài, các tầng lớp dân cư có nhu cầu giao thương với Việt Nam. Đây là đối tượng khách hàng tiềm năng lớn đối với các NHTM.
3.2. Hiện trạng hệ thống hiện diện tại nước ngoài của các NHTM Việt Nam
Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 7 ngân hàng có hoạt động OFDI. Tuy nhiên trên thực tế chỉ có 5 ngân hàng có hoạt động mạnh nhất và tập trung vào 3 thị trường trọng điểm. Cụ thể như sau:
Bảng 3.1: Địa bàn và hình thức đầu tư các NHTM Việt Nam tại nước ngoài
STT Ngân hàng Năm Địa bàn Hình thức đầu tư
1 Vietcombank 1978 Hongkong Công ty con (công ty tài chính Vinafico- Hongkong)
1997 Singapore Văn phòng đại diện
2018 Mỹ
Lào
Văn phòng đại diện Ngân hàng con 100% vốn
2 BIDV 1999 Lào Văn phòng đại diện
Công ty liên doanh bảo hiểm Lào Việt (2008) Ngân hàng Lào Việt (1999) 100% vốn
2008 HongKong Công ty con (công ty TNHH BIDV Quốc tế tại HongKong) 1 USD
2009 Campuchia Văn phòng đại diện
Ngân hàng 100% vốn (Ngân hàng Đầu tư và phát triển Campuchia – 2010)
Công ty bảo hiểm Campuchia Việt Nam (2009) Công ty cổ phần chứng khoán Campuchia – Việt Nam (2011)
2010 Myanmar Văn phòng đại diện Chi nhánh (2016) Công ty đầu tư tài chính 2012 Séc Văn phòng đại diện
Công ty cổ phần tài chính châu âu (2010) 2015 Đài Loan Văn phòng đại diện
STT Ngân hàng Năm Địa bàn Hình thức đầu tư
2015 Nga Văn phòng đại diện 3 Sacombank 2008 Lào Văn phòng đại diện
Chi nhánh
2009 Campuchia Văn phòng đại diện 7 Chi nhánh
Ngân hàng 100% vốn (2011)
4 MB 2010 Lào 1 chi nhánh
2011 Campuchia 1 chi nhánh
5 SHB 2011 Campuchia Văn phòng đại diện Ngân hàng 100% vốn 2016 Lào Ngân hàng 100% vốn 6 Agribank 2010 Campuchia Chi nhánh
7 Vietinbank 2010 Đức 1 Văn phòng đại diện 2 Chi nhánh
2011 Lào 1 chi nhánh
2012 Myanmar Văn phòng đại diện 2015 Lào Ngân hàng 100% vốn
Nguồn: tác giả tổng hợp
3.2.1. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Một trong những ngân hàng Việt Nam có hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nổi bật của Việt Nam là BIDV. Năm 1999, với sự thành lập của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt, BIDV trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên có hiện diện thương mại tại nước ngoài. Sau hơn 23 năm, hiện nay BIDV đang có hệ thống mạng lưới kinh doanh tại thị trường nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Cụ thể như sau:
- Tại thị trường Lào
Năm 1999, BIDV đầu tư vào Lào thông qua việc liên doanh với Ngân hàng Ngoại thương Lào để thành lập Ngân hàng liên doanh Lào - Việt (LVB). Sự kiện này đưa BIDV trở thành ngân hàng đầu tiên thực hiện OFDI và đặt dấu mốc cho sự phát triển kinh doanh đối ngoại, vươn ra quốc tế sau này.
Năm 2008, thông qua Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm BIDV (BIC), BIDV đã thành lập Công ty liên doanh Bảo hiểm Lào - Việt (LVI) với tỷ lệ góp vốn 65%. Với những kết quả hoạt động của LVB và LVI cũng như những kinh nghiệm hoạt động
trên thị trường Lào, ngày 14/4/2011, Hội đồng Quản trị BIDV ban hành Nghị quyết số 289/NQ-HĐQT về việc mở Văn phòng đại diện của BIDV tại Lào. Đến ngày 9/9/2011, BIDV khai trương hoạt động Văn phòng đại diện tại Lào với sự tham gia của Thủ tướng hai nước Việt Nam và Lào. Văn phòng đại diện BIDV tại Lào với vai trò là cánh tay nối dài của BIDV, triển khai công tác nghiên cứu, phân tích thị trường phục vụ cho công tác quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của các hiện diện BIDV tại thị trường Lào.
Hiện nay, tổng giá trị đầu tư góp vốn của BIDV tại thị trường Lào là:
66,95trUSD trong đó: i) giá trị vốn đầu tư của BIDV là 65 triệu USD và giá trị vốn
đầu tư của BIC là : 1,95 trUSD, bao gồm:
i) Ngân hàng liên doanh Lào – Việt (LVB): thành lập năm 1999, VĐL hiện tại 100 triệuUSD, cơ cấu sở hữu: BIDV (65%), BCEL (25%), cổ đông Lào khác (10%). Tổng giá trị đầu tư góp vốn của BIDV là: 65 trUSD.
ii) Công ty liên doanh bảo hiểm Lào Việt (LVI): ): thành lập năm 2008, VĐL hiện tại 3 triệuUSD, cơ cấu sở hữu: BIC (65%), BCEL (35%). Tổng giá trị đầu tư góp vốn của BIDV (thông qua BIC) là: 1,95 trUSD.
- Tại thị trường Campuchia
Từ kinh nghiệm và thành công trên thị trường Lào, năm 2009, BIDV tiến vào thị trường Campuchia với việc thành lập các hiện diện thương mại trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán.
Tháng 7/2009, Công ty Đầu tư và Phát triển Campuchia (IDCC) được thành lập với số vốn là 100 triệu USD.Việc đầu vào thị trường Campuchia thời điểm đó không dễ dàng đối với BIDV bởi nền kinh tế Campuchia chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Bản thân thị trường Campuchia lúc đó với quy mô vẫn còn khiêm tốn nhưng lại có sự cạnh tranh cao từ các nước khác do Campuchia mở cửa thị trường theo cam kết gia nhập WTO (Campuchia gia nhập WTO từ 10/2004).
Tại thị trường Campuchia, IDCC là đơn vị đầu mối điều phối mọi hoạt động của BIDV đóng vai trò là công ty mẹ (nắm vốn) để thành lập công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực then chốt là: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
Tháng 8/2009, IDCC đã góp vốn thành lập Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC) vào. BIDC giữ vai trò là đơn vị nòng cốt trong hệ thống các hiện diện của BIDV tại Campuchia.
lập Công ty Bảo hiểm Campuchia – Việt Nam (CVI), với vốn điều lệ là 7 triệu USD. Trong lĩnh vực chứng khoán, IDCC đã góp vốn thành lập Công ty Chứng khoán Campuchia Việt Nam (CVS) với số vốn điều lệ 10 triệu USD để đón đầu cơ hội đầu tư chứng khoán ngay khi thị trường chứng khoán Campuchia đi vào hoạt động. Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường chứng khoán Campuchia chưa có nhiều hoạt động, quy mô thị trường rất nhỏ, CVS hiện đang triển khai cơ cấu lại hoạt động cho phù hợp với sự phát triển, điều kiện của thị trường chứng khoán Campuchia.
Hiện nay, tổng giá trị đầu tư góp vốn của BIDV tại thị trường Lào là: 100
trUSD, bao gồm:
i)- Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Campuchia (IDCC): thành lập năm 2009, VĐL hiện tại 100 triệuUSD, cơ cấu sở hữu: BIDV (80%), Công ty Phương Nam, BQP – 20% (do BIDV ủy thác vốn).
ii)- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC): thành lập năm 2009, VĐL hiện tại 90 triệu USD, cơ cấu sở hữu: IDCC (98,14%), cổ đông cá nhân CPC (1,86%).
iii)- Công ty Liên doanh Bảo hiểm Campuchia – Việt Nam (CVI): thành lập năm 2009, VĐL hiện tại 7 triệuUSD, cơ cấu sở hữu: BIDC (51%), DID CPC (29%), Kasimex (10%), NH Holding – CPC (10%).
iv)- Công ty chứng khoán Campuchia – Việt Nam (CVS): thành lập năm 2011, VĐL hiện tại 1,5 triệuUSD, cơ cấu sở hữu: BIDC (100%).
- Tại thị trường Myanmar
Năm 2010, BIDV tiến vào thị trường Myanmar bằng việc lập văn phòng đại diện. Việc BIDV hiện diện vào thị trường này nhằm góp phần thực hiện Tuyên bố chung của hai nước Việt Nam - Myanmar về 12 lĩnh vực ưu tiên trong hợp tác kinh tế, trong đó có lĩnh vực tài chính - ngân hàng và theo nhiệm vụ được Thủ tướng Việt Nam giao. Triển khai nhiệm vụ này, BIDV đã nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ từ các cấp lãnh đạo. Trong các buổi gặp chính thức của lãnh đạo cấp cao Chính phủ hai nước liên tục từ năm 2012 đến khi được cấp phép thành lập Chi nhánh BIDV tại Myanmar, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN Việt Nam đã nhiều lần trực tiếp đề nghị phía Myanmar cấp phép cho Việt Nam mở Chi nhánh BIDV tại Myanmar và Tổng thống, Thống đốc Myanmar cũng đã ghi nhận, bày tỏ ủng hộ.
Trải qua quá trình chuẩn bị và nghiên cứu thị trường Myanmar, tháng 3/2016, BIDV đã được NHTW Myanmar lựa chọn cấp phép nguyên tắc thành lập Chi nhánh BIDV – Yangon với quy mô vốn 85 triệu USD, qua đó BIDV đã trở thành ngân hàng Việt Nam và duy nhất được cấp phép hoạt động ngân hàng tại Myanmar. Đến 1/7/2016, BIDV chính thức khai trương đưa chi nhánh Yangon đi vào hoạt động chính thức. Việc BIDV sớm thành lập và đưa Chi nhánh Yangon đi vào hoạt động có ý nghĩa to lớn không chỉ với hoạt động của BIDV mà còn với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu hoạt động kinh doanh tại Myanmar.
3.2.2. Ngân hàng TMCP Sài gòn thương tín
Sau BIDV, Sacombank là ngân hàng thứ hai có hiện diện tại nước ngoài. Qua 7 năm hoạt động, đến 2015 chi nhánh của Sacombank tại Lào đã được chuyển đổi thành NH 100% vốn nước ngoài (vốn điều lệ 39 triệu USD), đánh dấu bước phát triển mới của Sacombank tại thị trường nước ngoài. Sacombank Campuchia có 9 điểm giao dịch