Anin & cộng sự (2015) cho rằng, “chúng ta cần chú ý đến ba đặc điểm đầu tiên của bản chất công việc đó là: mức độ đa dạng của các kỹ năng; mức độ rõ ràng và hoàn chỉnh của nhiệm vụ, và mức độ ý nghĩa của nhiệm vụ. Ba đặc điểm này kết nối với nhau để tạo cho nhân viên sự thỏa mãn trong công việc”. Luz & cộng sự (2018) tranh luận rằng, “để tạo nên sự thỏa mãn thực sự trong công việc thì ngoài ba đặc điểm như Anin & cộng sự (2015) đã nêu, còn phải kể đến hai đặc điểm cũng đóng vai trò quan trọng, đó là: tính tự chủ và mức độ phản hồi trong công việc”. Koorella & Perumal (2019) cho rằng, “khi thực hiện công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng, đặc biệt những kỹ năng đó phù hợp với trình độ và hiểu biết của người lao động thì họ cũng sẽ nhận thấy công việc của mình có ý nghĩa, làm cho họ thỏa mãn hơn trong công việc”. Còn theo Bakhsh (2020) cho rằng, “một công việc thể hiện những yêu cầu rõ ràng, cụ thể và nhân viên có thể thực hiện các nhiệm vụ một cách hoàn chỉnh từ đầu đến cuối và có thể nhìn thấy được thành quả của mình. Khi nhân viên biết rõ những yêu cầu về nhiệm vụ, họ có thể nhận định được một cách chính xác những kiến thức, kỹ năng cần có để
18
áp dụng, có như vậy họ mới có thể làm tốt công việc của mình và dẫn đến việc họ sẽ thỏa mãn với công việc hơn”.
Tại Việt Nam các nghiên cứu của Hà Nam Khánh Giao (2018); Phan Thanh Hải (2018) và Lê Thị Vân Anh (2019) cũng cho rằng, “bản chất công việc có ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên. Nếu như công việc khiến họ cảm thấy nhàm chán, họ bị chèn ép, không phát huy được khả năng, sự sáng tạo của mình, có thể họ sẽ từ bỏ công việc đó. Công việc thú vị sẽ khiến họ thỏa mãn và sẽ gắn bó lâu dài với công việc cũng như tổ chức đó”.
Từ những lập luận trên tác giả đề xuất giả thuyết H1: Bản chất công việc ảnh hưởng thuận chiều dương đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên Công ty cổ phần Trang.