Các yếu tố về cấp trên được xem xét bao gồm: cấp trên gương mẫu; cấp trên có lời nói và việc làm song hành; sự tin tưởng đối với cấp trên và sự hỗ trợ của cấp trên khi cần thiết. Theo Luz & cộng sự (2018) “thì mối quan hệ giữa
19
cấp trên và nhân viên là sự trao đổi, giải quyết công việc qua lại giữa cấp trên với người lao động. Một người lãnh đạo lý tưởng sẽ biết cách tạo ra sự gắn kết với nhân viên, tạo ra mối quan hệ tốt đẹp hài hòa, đem đến sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau với nhân viên của mình trong quá trình làm việc”. Crossman & Abou-Zaki (2003) cho rằng “mối quan hệ giữa cấp trên và người lao động chịu sự ảnh hưởng bởi những động lực thúc đẩy họ làm việc. Phong cách của người lãnh đạo và các nội dung được thiết kế trong công việc có tác động đáng kể đến sự thỏa mãn trong công việc của người lao động và hiệu suất làm việc của họ”.
Phan Thanh Hải (2018), “Nếu cấp trên thực sự quan tâm đến nhân viên của mình thì họ sẽ thỏa mãn hơn với công việc và cống hiến hết mình trong công việc để đạt được kết quả cao nhất”. Hà Nam Khánh Giao & Nguyễn Tô Trà My (2019) “Cấp trên trực tiếp là người hiểu rõ nhất về công việc của nhân viên cấp dưới mình, do đó nếu nhân viên nhận được sự hỗ trợ, động viên, khích lệ, sự quan tâm từ cấp trên, không những làm cho họ thỏa mãn với công việc, với tổ chức mà còn khích lệ sự nhiệt tình, sự sáng tạo trong công việc của người lao động”.
Trên cơ sở rà soát tổng quan la ̣i các công trình nghiên cứu, tác giả đề xuất giả thuyết H3: Quan hệ với cấp trên ảnh hưởng thuận chiều dương đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên Công ty cổ phần Trang.