Trần Kim Dung (2005) cho rằng “thu nhập là một trong những vấn đề quan trọng nhất để thu hút và giữ được nhân tài, trả thu nhập là khâu quan trọng trong việc xác định động lực thực hiện công việc. Tiền thu nhập của người lao động do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc”. Sowmya & Panchanatham (2011) thì cho rằng “thu nhập là một trong những vấn đề quan trọng nhất để thu hút và giữ được nhân tài. Một mức lương công bằng là nền tảng của các thỏa thuận thể hiện trên hợp đồng hoặc thỏa thuận ngầm giữa người lao động và người sử dụng lao động”.
Hà Nam Khánh Giao (2018) cho rằng “ngoài tiền lương thì người lao động rất quan tâm đến tiền thưởng mà họ sẽ nhận được khi hoàn thành vai trò, trách nhiệm của mình đối với tổ chức. Thực tế, tại các tổ chức luôn có quỹ khen thưởng cho nhân viên”. Phan Thanh Hải (2018) có thể thấy rằng, “hai khái niệm "lương" và "thưởng" đều phản ánh đo lường một nhân tố đó là “thu nhập”. Ngoài mức lương hợp lý thì khen thưởng cũng là điều mà người lao động mong muốn nhận được cho những cống hiến của họ”.
Không chỉ lương và thưởng mà phúc lợi cũng được nhấn mạnh để hỗ trợ cuộc sống của nhân viên. Hiện có nhiều chế độ phúc lợi cho nhân viên như trợ cấp ốm đau, chế độ nghỉ thai sản, chế độ bảo hiểm, chương trình nghỉ mát hàng năm,...Theo Trần Kim Dung (2005) phúc lợi có một tầm quan trọng trong việc xác định động lực công việc. Bên cạnh các quyền lợi nhân viên được hưởng theo quy định của Pháp luật, doanh nghiệp thường xây dựng thêm các chính sách phúc lợi và đãi ngộ riêng phù hợp với quy mô, văn hóa của họ.
Ngoài ra, việc thay đổi các khoản phúc lợi theo từng thời điểm thích hợp và đề xuất các chính sách đãi ngộ độc đáo không chỉ giúp doanh nghiệp “tỏa sáng” trong mắt nhân viên mà còn ảnh hưởng tích cực đến hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp Crossman & Abou-Zaki, 2003). Các doanh nghiệp có chính sách phúc lợi hấp dẫn luôn vượt mặt những đối thủ còn lại trên ba phương diện: năng suất làm việc, hiệu quả tuyển dụng và tỷ lệ giữ chân nhân tài (Sowmya & Panchanatham, 2011; Koorella & Perumal, 2019).
Căn cứ vào các lập luận trên, tác giả đề xuất giả thuyết H5: Thu nhập (gồm lương, thưởng, phúc lợi) ảnh hưởng thuận chiều dương đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên Công ty cổ phần Trang.
21