Việc tự phấn đấu, rèn luyện của đội ngũ đảng ủy viên cấp xã

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG đội NGŨ bí THƯ ĐẢNG ủy xã, THỊ TRẤNỞ HUYỆN TỊNH BIÊN, TỈNH AN GIANG TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 41 - 47)

Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết. Với thanh niên, Đảng phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng CNXH vừa “hồng” vừa “chuyên”. Theo Người, cán bộ, đảng viên phải làm gương cho nhân dân cả về lời nói và việc làm, để cho dân tin, dân phục, dân yêu, từ đó làm cho dân tin Đảng, phục Đảng, yêu Đảng và làm theo chính sách của Đảng và Chính phủ. Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền thì người lãnh đạo cấp

cao, người có chức vụ càng cao phải thể hiện là tấm gương càng sáng để cấp dưới và quần chúng noi theo. Người nói: “Nhất là những người cán bộ và lãnh tụ, càng phải làm cho xứng đáng lòng tin cậy của Đảng, của dân tộc. Càng phải làm gương cho cả đảng viên, tất cả quần chúng noi theo” [23, tr.253]. Mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng rèn luyện, phấn đấu: “Đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết” [28, tr.439].

Ở xã, phường, thị trấn, bí thư đảng uỷ hầu hết trưởng thành từ các đảng uỷ viên cấp xã tại chỗ. Vì vậy, chất lượng của đội ngũ bí thư đảng uỷ cấp xã phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tự rèn luyện, phấn đấu của các đảng uỷ viên, nhất là các uỷ viên ban thường vụ đảng uỷ xã, phường, thị trấn. Sự giúp đỡ của tập thể cấp uỷ xã và của cấp uỷ cấp trên đối với các đồng chí trong quy hoạch trở thành bí thư đảng uỷ là rất cần thiết, khơng thể thiếu, nhưng sự giúp đỡ đó chỉ có tác dụng khi từng đảng ủy viên có ý thức tự giác phấn đấu vươn lên; sự kèm cặp, hỗ trợ của tập thể không thay thế được việc tự tu dưỡng, rèn luyện của từng người.

Hầu hết đảng viên nói chung và cấp ủy viên nói riêng đều xuất thân từ con em nơng dân và gia đình có truyền thống cách mạng, lớn lên và làm việc tại địa bàn cư trú. Điều này tạo cho họ thuận lợi cơ bản, là có điều kiện hiểu và nắm được con người, phong tục tập quán, tình hình và điều kiện kinh tế – xã hội ở địa phương. Đó vừa là cơ hội, vừa là thách thức để từng cấp ủy viên phấn đấu vượt qua khó khăn hồn thành tốt nhiệm vụ được giao và khẳng định được năng lực của bản thân trước đảng bộ và nhân dân.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và đơ thị hóa nhanh như hiện nay sẽ có những tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội trên địa bàn xã; điều đó thúc đẩy sự năng động, sáng tạo của cán bộ, nhân dân vươn lên làm giàu chính đáng và có nhiều đóng góp cho xã hội. Đồng thời làm xuất hiện trong đội ngũ cán bộ lối sống đua địi, chạy theo đồng tiền, vì lợi ích cá nhân bất chấp mọi thủ đoạn. Chính vì vậy, cán bộ, đảng viên nói chung và đội ngũ cấp

uỷ viên cấp xã nói riêng phải khơng ngừng tự rèn luyện mình, phải thật sự nêu cao tính tiền phong gương mẫu, tiêu biểu cho lực lượng tiến bộ nhất ở địa phương về mọi mặt.

Các cấp uỷ viên cơ sở phải ln phấn đấu là người lao động giỏi, có trí tuệ, đi đầu áp dụng những tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào trong sản xuất kinh doanh, khơng cam chịu nghèo khổ; sống có đạo đức, có văn hố, chấp hành nghiêm đường lối và Điều lệ Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; mạnh dạn đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, những việc làm trái pháp luật và Điều lệ Đảng, có tinh thần trách nhiệm giúp đỡ quần chúng nhân dân nâng cao đời sống vật chất, tinh thần; không ngừng học tập, nghiên cứu nắm bắt thực tiễn để vận dụng vào trong xây dựng chủ trương, nghị quyết của Đảng.

Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi mỗi người, mỗi cán bộ, đảng viên, mà trước hết là các cấp uỷ viên phải không ngừng nâng cao tri thức về nhiều phương diện như: Về bản lĩnh chính trị, đạo đức lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; phong cách lãnh đạo, quản lý; khả năng nhạy bén trong nắm bắt tình hình địa phương, trong và ngoài nước,... để xứng đáng là đội ngũ kế cận đủ trình độ, năng lực giữ vai trị lãnh đạo tổ chức đảng ở cơ sở, góp phần cùng đảng bộ và nhân dân ở xã, phường, thị trấn thực hiện thành cơng các nhiệm vụ chính trị.

1.2.2.3. Vai trị của chính quyền và các đồn thể chính trị – xã hội xã, phường, thị trấn

V.I.Lênin đánh giá cao ý nghĩa và tầm quan trọng của quần chúng nhân dân trong cơng tác cán bộ. Bởi vì phong trào cách mạng của quần chúng là nơi sản sinh ra nhiều cán bộ có đức, có tài. Điều quan trọng nữa là họ được đại dương quần chúng đánh giá, tín nhiệm, nên tuyển chọn họ sẽ yên tâm. Người cịn chỉ rõ: “Những cơng nhân tiên tiến, được mọi phong trào cơng nhân đưa lên hàng đầu, thì chủ yếu đều từ trong các tầng lớp ấy mà ra; họ biết tranh thủ được

lịng tin cậy hồn tồn của quần chúng cơng nhân, họ toàn tâm, toàn ý chăm lo giáo dục và tổ chức giai cấp vô sản, họ tự giác đi theo chủ nghĩa xã hội… Mọi phong trào cơng nhân có sức sống đều đào tạo ra được những lãnh tụ cơng nhân” [22, tr.339].

Tổ chức chính quyền và các đồn thể chính trị – xã hội trong HTCT cấp xã đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ của xã nói chung và xây dựng đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xã nói riêng. Có thể nói, đây là nơi cung cấp nguồn cán bộ, đồng thời cũng là môi trường để đội ngũ cán bộ tự rèn luyện, phấn đấu nâng cao trình độ và năng lực thực tiễn trong cơng tác.

Ở xã, phường, thị trấn, mỗi tổ chức đồn thể có một vai trị, nhiệm vụ khác nhau đối với cơng tác xây dựng đội ngũ bí thư đảng ủy cơ sở nói riêng, đội ngũ cán bộ chủ chốt nói chung và được nêu rõ trong Quyết định số 217- QĐ/TW, ngày 21-12-2013 của Bộ Chính trị “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đồn thể chính trị – xã hội”. Do đó, cần phải phát huy tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội của các đồn thể chính trị – xã hội, đặc biệt cần chú trọng thúc đẩy sự phối hợp của MTTQ và các tổ chức đoàn thể trong tham gia xây dựng, giám sát đội ngũ cán bộ đảng viên và nhất là bí thư đảng ủy và đội ngũ kế cận bí thư đảng ủy.

Cơng tác đồn thể là cơng tác tun truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các phong trào cách mạng ở cơ sở về phát triển kinh tế – xã hội, về xây dựng đời sống văn hố mới,… Vì vậy, gắn bó với các phong trào của nhân dân, trực tiếp làm cơng tác đồn thể, nhiệt tình, tận tụy, gần gũi với quần chúng là con đường, điều kiện tốt để cán bộ đoàn thể rèn luyện trở thành người lãnh đạo giỏi trong tương lai.

Bên cạnh đó, cấp uỷ đảng phải tạo ra cơ chế để tổ chức chính quyền, mặt trận và các đoàn thể tham gia giám sát, giới thiệu những cán bộ ưu tú bổ

sung vào quy hoạch xây dựng đội ngũ bí thư đảng ủy ở địa phương; thu thập ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để phản ánh đến bí thư đảng ủy cấp xã đề ra chủ trương giải pháp phù họp ý Đảng, lòng dân.

1.2.2.4. Trách nhiệm của tỉnh ủy, huyện uỷ

Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 25-1-2002 của Bộ Chính trị (khóa IX), Hướng dẫn số 06-HD/TCTW, ngày 2-4-2002 của Ban Tổ chức Trung ương, Kết luận số 24-KL/TW, ngày 05-6-2012 của Bộ Chính trị “về đẩy mạnh cơng tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo”; đồng thời kết hợp với thực hiện Nghị quyết số: 26/2008/QH12, ngày 15-11-2008 của Quốc hội, Chỉ thị số 31-CT/TW, ngày 12- 3-2009 của Bộ Chính trị “về lãnh đạo thực hiện thí điểm khơng tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường” và Hướng dân số 25-HD/BTCTW, ngày 6-3- 2009 của Ban Tổ chức Trung ương “về việc thí điểm bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân ở cấp xã và địa phương không tổ chức hội đồng nhân dân”, tỉnh uỷ và các huyện, thị uỷ thị xã tổ chức quán triệt và thực hiện đúng quan điểm, yêu cầu của Trung ương, của Quốc hội về nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; coi trọng và làm tốt công tác xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới và của từng địa phương, cơ sở và đặc biệt là thí điểm bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND ở cấp xã và địa phương không tổ chức HĐND.

Cấp tỉnh, huyện phải nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trị của HTCT ở xã, phường, thị trấn nhằm tập trung xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các đảng bộ, đặc biệt là coi trọng vai trò của người đứng đầu cấp ủy. Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ bí thư đảng ủy và đội ngũ kế tục bí thư đảng ủy đồng thời là chủ tịch UBND cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân đi đôi với giữ

vững kỷ cương, kỷ luật bảo đảm để nhân dân tham gia giám sát các hoạt động của tổ chức đảng, tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xã nói riêng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.

Thực hiện tốt quá trình phân cấp quản lý cán bộ, đảng viên từng cấp, đồng thời thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của cấp ủy cấp dưới. Theo quy định của Đảng và phân cấp quản lý của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thì bí thư đảng ủy ở cơ sở là cán bộ thuộc diện của Ban Thường vụ Huyện uỷ và Thành uỷ quản lý. Bởi vậy, có thể nói chủ thể chính để xây dựng đội ngũ bí thư đảng ủy ở cơ sở là cấp ủy cấp trên cơ sở, mà trực tiếp là huyện ủy, thành uỷ. Với vai trò, trách nhiệm của Ban Thường vụ Huyện ủy, Thành ủy là ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ bí thư đảng ủy cấp cơ sở.

Hàng năm gắn với việc kiểm tra đánh giá chất lượng TCCSĐ và ñảng viên, các cơ quan tham mưu của cấp uỷ cần kiểm tra việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở. Kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc các khâu trong công tác cán bộ ở cơ sở, làm cho công tác xây dựng đội ngũ bí thư đảng ủy c ngàyấp xã càng tốt hơn.

Tỉnh ủy, huyện ủy và các cấp ủy tiếp tục quán triệt Nghị quyết Trung ương ba (khóa VIII) về chiến lược cán bộ; Nghị quyết Trung ương năm (khóa IX) “về đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở”; tinh thần Kết luận của Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) “về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH từ nay đến năm 2020”... Từ đó, nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy trong xây dựng các chương trình, đề án, kế hoạch về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, đặc biệt là nâng cao chất lượng đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xã phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa phương.

Chỉ đạo các cơ quan tham mưu tiếp tục cụ thể hóa tiêu chuẩn bí thư đảng ủy cấp xã; phân định rõ việc phân cấp quản lý trong công tác quy hoạch cán bộ

chủ chốt nói chung và bí thư đảng ủy cấp xã nói riêng đảm bảo đúng nguyên tắc tổ chức của Đảng; gắn quy hoạch bí thư đảng ủy xã với kiện toàn cấp ủy, chú trọng tạo nguồn từ những cán bộ đã được rèn luyện, thử thách trong thực tiễn, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mới để đưa vào quy hoạch. Phấn đấu hình thành đội ngũ cán bộ trẻ, khắc phục hiện tượng quy hoạch theo kiểu “tuần tự như tiến”, “sống lâu lên lão làng”, “có vào, có ra”, “có lên, có xuống”. Coi trọng đào tạo, bồi dưỡng bí thư đảng ủy xã; cần thống kê, phân loại cán bộ để đưa đi đào tạo, phối hợp với các trường đào tạo cán bộ của tỉnh, thành phố và Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện tổ chức các khóa học phù hợp với các đối tượng. Việc đào tạo bí thư đảng ủy xã phải đảm bảo khoa học, gắn lý luận với thực tiễn,... Mặt khác, bản thân bí thư đảng ủy xã cần nhận thức sâu sắc sự cần thiết của học tập và tự học tập nâng cao trình độ mọi mặt.

Thực tiễn cho thấy việc xây dựng đội ngũ cán bộ cần có sự chỉ đạo sát sao của cấp uỷ đảng các cấp, đặc biệt là sự giúp đỡ của tỉnh ủy, huyện ủy. Đây là yếu tố quan trọng bảo đảm sự thành công của công tác nâng cao chất lượng bí thư đảng ủy xã. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, cần phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của địa phương và có sự chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ kiểm tra, giám sát và đôn đốc của cấp ủy cấp trên.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương sáu (khóa X) về “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên”, tỉnh ủy chỉ đạo các huyện, thị ủy xây dựng đề án cơng tác cán bộ, trong đó đặc biệt chú ý đến việc xây dựng đội ngũ bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn. Đề án phải nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế của từng địa phương và phải trên cơ sở quán triệt các nguyên tắc, các khâu trong công tác cán bộ từ đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng đến quản lý, bố trí sử dụng cán bộ đến thu hút cán bộ trẻ có trình độ đại học từ loại khá trở lên về công tác tại cấp xã

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG đội NGŨ bí THƯ ĐẢNG ủy xã, THỊ TRẤNỞ HUYỆN TỊNH BIÊN, TỈNH AN GIANG TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w