Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” công tác quản lý cán bộ ở huyện Tịnh Biên nói riêng và của tỉnh An Giang nói chung đã có sự chuyển biến tích cực, bộ máy tổ chức quản lý cán bộ từng bước được kiện toàn. Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của cấp trên, huyện uỷ đã ban hành hàng loạt các quy định, quy chế, quy trình quản lý cán bộ nói chung và đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xã nói riêng; các nội dung quản lý cán bộ gồm: Quản lý về tư tưởng, quản lý về công tác, quản lý về các mối quan hệ, quản lý về sinh hoạt, quản lý về hồ sơ cán bộ... Nhờ
thực hiện tốt các nội dung trên nên phần lớn các hoạt động của đội ngũ cán bộ và đội ngũ bí thư xã, thị trấn được quản lý chặt chẽ; kịp thời hướng dẫn, giúp đỡ họ hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Trên cơ sở Hướng dẫn số 17-HD/BTCTU, ngày 25-04-2011 của Ban Tổ chức Tỉnh ủy về “Thực hiện quy định về phân cấp quản lý cán bộ”, ban thường vụ huyện ủy đã xây dựng kế hoạch phân cấp quản lý cán bộ đối với cấp huyện và cấp xã. Nhìn chung, đến nay về cơ bản, các cấp uỷ đảng đã xác định được tầm quan trọng của việc phân cấp quản lý cán bộ, phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của tập thể cấp ủy, của tổ chức đảng và người đứng đầu, trách nhiệm của các cơ quan tham mưu trong công tác quản lý cán bộ.
Tuy nhiên, vẫn còn một số nơi chưa thực hiện tốt công tác quản lý cán bộ theo phân cấp như: nắm khơng rõ, khơng chắc cán bộ; phân tích khơng sát mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ cán bộ chủ chốt, nhất là các đồng chí được quy hoạch dự bị kế cận cho chức danh bí thư đảng ủy xã, thị trấn. Một số nơi chưa quan tâm đến công tác quản lý hồ sơ cán bộ, nhất là việc bổ sung lý lịch làm rõ quan hệ chính trị, lịch sử bản thân, kết quả nhận xét, đánh giá cán bộ, đảng viên hàng năm không kịp thời. Chưa nhận thức rõ quyền hạn, trách nhiệm trong phân cấp quản lý cán bộ đã được tỉnh và Trung ương quy định.
Trong bố trí, sử dụng cán bộ cũng có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực, khắc phục tình trạng bố trí theo “cơ cấu sẵn”. Qua 05 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, tồn huyện có 04 cán bộ của cấp tỉnh luân chuyển về huyện và 06 cán bộ luân chuyển từ huyện về tỉnh. Riêng đối với cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện uỷ quản lý, có 163 cán bộ luân chuyển, điều động, cụ thể như sau: Luân chuyển, điều động từ huyện về xã, thị trấn là 41 cán bộ; luân chuyển, điều động cán bộ từ xã, thị trấn về huyện là 38 cán bộ; luân chuyển, điều động giữa các ngành huyện với nhau là 66 cán bộ (trong đó, giữ chức vụ cao hơn là 24 trường hợp); luân
chuyển, điều động giữa xã, thị trấn với nhau là 18 cán bộ (trong đó, có 05 trường hợp được bố trí chức vụ cao hơn).
Trong quá trình đổi mới, huyện ủy quan tâm đến việc bố trí, sử dụng đối với đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ và đề ra các chính sách thu hút đối với sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở các trường đại học về làm việc ở huyện và xã, mạnh dạn đưa họ vào cương vị cán bộ chủ chốt ở xã, thị trấn. Từ sau Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XI đến nay, có 09 đồng chí tái cử bí thư đảng ủy xã, thị trấn; luân chuyển từ xã này sang xã khác 01 đồng chí; điều động từ huyện về xã làm bí thư đảng ủy 02 đồng chí, điều động từ xã về huyện 01 đồng chí, 01 đồng chí bí thư đảng ủy đồng thời là chủ tịch UBND xã. Đa số cán bộ được bố trí lại và các đồng chí được luân chuyển, điều động đã phát huy được năng lực trong công tác; nhiều đồng chí năng động, nhạy bén trong cơ chế mới, chịu khó học tập, nghiên cứu, bám sát thực tiễn địa phương, biết “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với nhân dân.
Tuy vậy, việc bố trí, sử dụng, đề bạt bí thư đảng ủy xã, thị trấn đôi khi chưa đúng theo tinh thần đổi mới, chưa thật sự trọng dụng người có trình độ, năng lực, tâm huyết, thành thạo cơng việc, nói đi đơi với làm và làm có hiệu quả. Một vài bí thư đảng ủy xã năng lực cịn hạn chế nhiều mặt, nhưng do nể nang, hoặc vì lý do này, lý do khác vẫn để ở vị trí đó nhiều năm trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng, gây nên sự trì trệ trong sự phát triển của địa phương.