tiền đề xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cụ thể là bí thư đảng ủy cấp xã
3.2.1.1. Đánh giá đúng cán bộ
Trong những năm qua, ở Tịnh Biên đã có chuyển biến căn bản cả về nhận thức và cách làm trong cơng tác đánh giá cán bộ. Tuy nhiên, nhìn chung việc đánh giá cán bộ vẫn là khâu cịn hạn chế và chậm được khắc phục; trong đó ngun nhân chính là do các cấp uỷ đảng cịn nể nang, đánh giá chạy theo thành tích và đơi khi cịn chưa đúng theo quy trình, cách thức đánh giá cán bộ; việc đánh giá cán bộ chưa gắn liền với việc đánh giá chất lượng đảng viên. Điều này thể hiện ngay trong Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015 – 2020 về công tác cán bộ, đặc biệt là khâu đánh giá cán bộ, văn kiện chỉ nêu một số nhận định và phương hướng rất chung chung: “Một số trường hợp đánh giá không đúng, nên việc luân chuyển, bổ nhiệm, đề bạt, bố trí cán bộ khơng phát huy được hiệu quả, chưa kịp thời thay thế số cán bộ phẩm chất, năng lực hạn chế, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của một số địa phương, đơn vị” [12, tr.40]. Phương hướng trong thời gian tới cũng chưa thật cụ thể: “Thực hiện đúng quy trình nhận xét, đánh giá cán bộ định kỳ hàng năm và trước khi bổ nhiệm, tái bổ nhiệm; phải khách quan, công tâm, dân chủ, lấy hiệu quả thực hiện nhiệm vụ làm thước đo chủ yếu trong đánh giá cán bộ” [12, tr.53].
Trong khi đó, việc luân chuyển, bổ nhiệm, đề bạt không đúng cán bộ, không phát huy được hiệu quả, chưa kịp thời thay thế đội ngũ cán bộ không đủ phẩm chất năng lực,... đã gây tác hại khơng nhỏ cho địa phương, gây mất đồn kết nội bộ, thậm chí gây sự bất bình trong nhân dân. Chính vì vậy, trước hết và quan trọng là các cấp uỷ đảng phải nhận thức đúng và tiến hành chặt chẽ khâu đánh giá cán bộ theo tinh thần Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng khẳng định: “Đánh giá cán bộ phải công khai, minh bạch, khách quan, tồn diện
và cơng tâm, lấy hiệu quả hồn thành nhiệm vụ chính trị làm thước đo phẩm chất và năng lực cán bộ,...” [19, tr.99].
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng tiếp tục khẳng định và nêu phương hướng tổng qt về cơng tác cán bộ, trong đó nhấn mạnh việc đánh giá cán bộ và sử dụng cán bộ: “Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Đánh giá và sử dụng đúng cán bộ trên cơ sở những tiêu chuẩn, quy trình đã được quy định, lấy hiệu quả cơng tác và sự tín nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu. Có chế tài xử lý nghiêm những trường hợp chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy huân chương. Kịp thời thay thế cán bộ yếu kém về phẩm chất, năng lực, khơng hồn thành nhiệm vụ, giảm sút uy tín, vi phạm pháp luật, chính sách của Nhà nước, kỷ luật của Đảng” [19, tr.110].
Để đánh giá đúng năng lực và phẩm chất đội ngũ bí thư đảng uỷ cấp xã là một việc khó. Bởi vì, bí thư đảng uỷ cũng là một con người bằng xương bằng thịt, mà con người như C.Mác viết: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội” [9, tr.11]. Họ chịu sự quy định của một loạt các mối quan hệ xã hội như: quan hệ với đường lối của Đảng, với chính sách và pháp luật của Nhà nước; quan hệ với tổ chức, cơ quan; quan hệ với đồng chí, đồng nghiệp, bè bạn; quan hệ với gia đình, người thân; quan hệ với quần chúng nhân dân trên địa bàn công tác và nơi cư trú... Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đánh giá đúng cán bộ tức là xác định chính xác ai tốt ai xấu, ai mạnh chỗ nào, yếu chỗ nào, khả năng hồn thành cơng việc đến đâu, quan hệ với quần chúng ra sao để từ đó tìm thấy những nhân tài mới,... những người hủ hố cũng lịi ra.
Đối với huyện Tịnh Biên, để đánh giá đúng chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ và bí thư đảng ủy đồng thời là chủ tịch UBND xã, thị trấn trong giai đoạn hiện nay cần nắm vững và dựa trên những quan điểm, chủ trương của Đảng được nêu trong Nghị quyết lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI), cùng với quy chế đánh giá cán bộ được ban hành kèm theo Quyết
định số 286-QĐ/TW, ngày 08-02-2010 của Bộ Chính trị (khố XI), đặc biệt cần chú ý một số vấn đề sau:
- Chủ thể đánh giá: Trách nhiệm đánh giá cán bộ thuộc về cấp uỷ, tổ chức
đảng nơi cán bộ sinh hoạt, cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của cán bộ và bản thân cán bộ tự đánh giá. Như vậy, đối với đội ngũ bí thư đảng uỷ xã, thị trấn nói chung thì chủ thể đánh giá là: cấp uỷ, tổ chức đảng nơi đồng chí bí thư sinh hoạt, cơng tác; tập thể huyện uỷ, mà trước hết là ban thường vụ huyện ủy, với sự tham mưu của ban tổ chức huyện uỷ. Để đánh giá đúng chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ cấp xã nói chung và từng đồng chí bí thư đảng uỷ cấp xã nói riêng, các chủ thể đánh giá phải thật sự công tâm, khách quan, trung thực. Bởi vì, đánh giá là sự phản ánh thơng qua lăng kính chủ quan của chủ thể đánh giá. Nếu người đánh giá (chủ thể đánh giá) mắc phải những sai lầm như: Chủ nghĩa cá nhân, vụ lợi, cơ hội, bè phái, địa phương chủ nghĩa… thì chắc chắn khi đánh giá sẽ làm méo mó, xuyên tạc đối tượng được đánh giá, dẫn đến tình trạng “Thương nhau quả ấu cũng tròn, ghét nhau quả bồ hòn cũng méo”. Đòi hỏi cấp uỷ, người lãnh đạo, người làm cơng tác cán bộ phải có động cơ trong sáng, cơng tâm, khách quan, vì lợi ích của Đảng, của nhân dân, tránh phạm sai lầm chủ quan.
- Phương pháp đánh giá: Để đánh giá đúng cán bộ, điều quan trọng là
phải có phương pháp đánh giá khoa học. Trước hết, phải quán triệt quan điểm khách quan, toàn diện, phát triển, thực tiễn và lơ gích – lịch sử của phương pháp biện chứng duy vật. Đối với người bí thư đảng uỷ cấp xã nói chung cần xem xét một cách tồn diện về phẩm chất đạo đức lối sống, bản lĩnh chính trị, tác phong cơng tác, các mối quan hệ xã hội của họ, cả những ưu, khuyết điểm, sở trường, sở đoản của họ, đặc biệt chú ý quan hệ công tác, quan hệ xóm giềng... của họ, từ đó tổng hợp lại, mới hiểu được bản chất của người được đánh giá. Muốn đánh giá đội ngũ bí thư đảng xã, thị trấn hiện tại và đội ngũ kế cận chức danh này được tồn diện như vậy phải thu thập thơng tin từ nhiều kênh như: tập thể cấp uỷ xã, cán bộ cấp dưới, đảng viên trong đảng bộ và nhân dân trên địa bàn công tác và
nơi sinh sống, cấp uỷ cấp trên trực tiếp và các ban tham mưu huyện ủy và bản thân tự đánh giá.
Đánh giá ưu, khuyết điểm của cán bộ cũng cần phân tích một cách khách quan, nhất là khuyết điểm. Khuyết điểm nào thuộc về lập trường quan điểm; khuyết điểm nào thuộc về đạo đức; khuyết điểm nào thuộc về tác phong, trình độ, năng lực... để đánh giá một cách chuẩn sát và có sự tác động, giúp đỡ họ khắc phục hạn chế một cách kịp thời. Đổi mới công tác quản lý cán bộ cũng là phương pháp để hiểu rõ và đánh giá đúng cán bộ. Việc xem nhẹ, buông lỏng quản lý khiến cho cấp uỷ không nắm, không hiểu được cán bộ, không theo dõi kịp thời những diễn biến tư tưởng và hành động của cán bộ, dẫn đến việc bố trí vào đội ngũ bí thư đảng uỷ cơ sở những cán bộ không đủ phẩm chất, năng lực, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, làm mất lòng tin với nhân dân.
Đánh giá cán bộ phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh cụ thể. Đối với chức danh bí thư đảng uỷ và bí thư đảng ủy đồng thời là chủ tịch UBND xã, thị trấn, ngoài việc căn cứ vào những tiêu chuẩn chung theo tinh thần Nghị quyết lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI), các cấp uỷ đảng cần xác định tiêu chuẩn riêng đối với chức danh này (tuỳ theo yêu cầu nhiệm vụ và tình hình cụ thể của địa phương) về tuổi đời, giới tính, dân tộc, chun mơn,... Từ đó gắn với trách nhiệm được giao, nhiệm vụ được phân cơng, gắn với kết quả hồn thành nhiệm vụ, qua đó mà xem xét, đánh giá đức và tài. Tránh tình trạng bí thư đảng uỷ xã, thị trấn được đánh giá tốt, mà công tác vận động quần chúng, xây dựng Đảng trên địa bàn lại kém, kết quả phát triển kinh tế – xã hội thấp, ANCT, TTATXH bất ổn… Đánh giá bí thư đảng uỷ phải trên cơ sở lấy hiệu quả cơng tác thực tế, lấy sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân làm thước đo chủ yếu; sự tăng trưởng, phát triển về kinh tế; sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ Đảng; ANCT, TTATXH được giữ vững ổn định là nhân tố chính quyết định đến việc đánh giá, xếp loại.
Bên cạnh những yêu cầu chung về công tác đánh giá cán bộ nêu trên, theo tơi, việc đánh giá cán bộ nói chung và đánh giá đội ngũ bí thư đảng ủy và bí thư đảng ủy đồng thời là chủ tịch UBND xã, thị trấn nói riêng ở huyện Tịnh Biên trong thời gian tới cần tiến hành:
Trước hết, phải có tư duy, phương pháp đúng đắn, khoa học, làm từng
bước thận trọng công việc đánh giá cán bộ. Phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn cán bộ cho mỗi chức danh cụ thể và cụ thể hóa cho từng cấp, từng ngành nhất là ở xã, thị trấn.
Hai là, đánh giá cán bộ phải đặt người cán bộ trong phạm vi rộng, với
những điều kiện cụ thể và đánh giá cả quá trình phát triển của cán bộ. Khi đánh giá, cần xem xét cả quá trình hoạt động, đánh giá tồn diện, tồn bộ cơng việc của cán bộ, đồng thời có quan điểm lịch sử cụ thể. Đánh giá cán bộ không chỉ ở phạm vi cơ quan, đơn vị mà còn đánh giá trong mối quan hệ với nhân dân nơi cư trú, những hoạt động, hành vi và lối sống tại gia đình.
Ba là, cơ chế bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý phải thực hiện theo một
quy trình đánh giá chặt chẽ, chính xác. Trước khi đánh giá phải đảm bảo đầy đủ thông tin về cán bộ và không bị quan hệ cá nhân chi phối. Những nhận xét, kết luận về cán bộ trước khi bổ nhiệm hoặc thi hành kỷ luật phải do tập thể quyết định và cần công khai việc nhận xét cán bộ, không nên giữ kín, tránh những thơng tin lệch lạc, khơng đúng.
Bốn là, kết hợp hài hòa, đúng đắn giữa đánh giá cán bộ với công tác quản
lý cán bộ. Đây là điều kiện cần thiết và rất quan trọng đảm bảo cho việc đánh giá cán bộ được tồn diện và chính xác. Tránh trường hợp đề bạt, luân chuyển, điều động và bổ nhiệm lại cán bộ xong rồi mới phát hiện vi phạm và xử lý.
Năm là, những người làm công tác cán bộ phải thực công tâm, công bằng
trong việc đánh giá cán bộ. Nếu khơng cơng tâm thì khơng thể nhận rõ người cán bộ tốt hay xấu, mình càng ít khuyết điểm thì cách xem xét cán bộ càng đúng. Thực tế đã chứng minh rằng, người làm công tác cán bộ, người lãnh đạo
khơng gương mẫu, khơng trong sáng thì khơng thể đánh giá, nhận xét đúng cán bộ cấp dưới. Đánh giá cán bộ phải xem xét nhiều mặt, kết hợp khéo léo nhiều phương pháp, khơng dừng lại ở khía cạnh nào.
Sáu là, đánh giá cán bộ cần kết hợp đồng bộ với việc kiểm tra, giám sát
đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng, các nguyên tắc trong tổ chức sinh hoạt đảng và phẩm chất cách mạng với việc phân tích chất lượng đảng viên; cần kết hợp sự đánh giá của cấp ủy đảng, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị với các tổ chức đoàn thể quần chúng đánh giá. Đánh giá cán bộ phải tiến hành thường xuyên, trở thành nền nếp cùng với việc đánh giá định kỳ.
Bảy là, sau khi đánh giá đúng cán bộ phải có sơ, tổng kết theo quy định
và thưởng phạt phân minh. Như vậy mới có tác dụng khuyến khích, động viên cán bộ phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện và qua đó bổ nhiệm, đề bạt cán bộ chính xác. Có thể coi đánh giá cán bộ là cái gốc của cơng tác cán bộ, do đó cần có quy chế đánh giá cán bộ ngày càng cụ thể, toàn diện và các phương pháp đánh giá cán bộ đúng đắn, khoa học.
Việc đánh giá phải được tiến hành thường xuyên theo định kỳ hàng năm, đưa vào hồ sơ cán bộ để theo dõi, giúp cơ quan quản lý cán bộ nắm và hiểu được cán bộ; đồng thời giúp cho cán bộ hiểu đúng về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đánh giá cán bộ là nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, giúp cho đội ngũ cán bộ, đặc biệt là người đứng đầu cấp uỷ cơ sở ngày càng hoàn thiện hơn và đủ năng lực, phẩm chất hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
3.2.1.2. Quy hoạch cán bộ
Trong chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Đảng đã chỉ rõ: “Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài” [3, tr.82].
Hội nghị Trung ương sáu (khoá IX) đã đề ra nhiệm vụ: “Tăng cường công tác quy hoạch cán bộ, lãnh đạo và quản lý. Đặc biệt quan tâm tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ có thành tích xuất sắc những cán bộ xuất thân cơng nhân, con em cơng nơng, gia đình có cơng với cách mạng, cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ nữ. Trên cơ sở quy hoạch, đẩy mạnh việc đào tạo, đào tạo lại cán bộ theo chức danh và cán bộ dự nguồn” [8, tr.86].
Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày 22-01-2008 “Nâng cao năng lực lãnh
đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên” đã đề ra nhiệm vụ: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức có đạo đức lành
mạnh, vững chính trị, tinh thơng nghiệp vụ, chun môn. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh cán bộ, cơng chức. Giải quyết chế độ, chính sách hợp lý tạo điều kiện để cán bộ, công chức yên tâm cống hiến, thu hút nhân tài vào làm việc trong các cơ quan đảng, nhà nước và các đoàn thể”.
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) đã xác định 3 vấn đề cấp bách nhất của công tác xây dựng Đảng hiện nay là: Một là, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận khơng nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và nhân dân đối với Đảng. Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp Trung ương, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Ba là, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
Thực hiện nghị quyết, hướng dẫn của Trung ương, công tác quy hoạch cán bộ nói chung và quy hoạch đội ngũ bí thư đảng uỷ và bí thư đảng ủy đồng thời là chủ tịch UBND xã, thị trấn ở huyện Tịnh Biên trong thời gian tới cần tập