Tịnh Biên là huyện nơng nghiệp, có diện tích đất nơng nghiệp là 32.121 ha, chiếm 90,5% diện tích đất tự nhiên. Do vị trí là bán sơn địa, một một phần núi và nhiều vùng trũng, hàng năm có sáu tháng nước, sáu tháng khơ; vào mùa mưa, khi đỉnh lũ đầu nguồn của sông Mêkông tràn về, cả vùng đất nơng nghiệp đều ngập chìm trong lũ, là thời điểm phù sa bồi đấp cho đất đai Tịnh Biên thêm màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi để trồng lúa và các hoa màu khác xanh tốt; với phương châm “sống chung với lũ” mùa lũ còn là thời điểm để những hộ dân khơng có đất sản xuất tăng thêm thu nhập bằng cách khai thác một lượng lớn các nguồn lợi thủy sản với hơn 30 lồi cá, tơm… với giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, nguồn nước mặt chủ yếu là nước mưa và nước sông Hậu nên là nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thủy sản và sinh hoạt của người dân trong huyện. Trước giải phóng, Tịnh Biên chuyên trồng cây lúa, mùa nước nổi, nước ngập đến đâu, cây lúa nổi mọc cao lên đến đấy năng suất thấp, chỉ đủ ăn, nếu gặp lũ lớn thì thiếu đói, đời sống của người nơng dân vơ cùng khó khăn, cơ cực.
Sau ngày giải phóng miền Nam, chủ trương của Đảng bộ là thâm canh tăng vụ, từ lúa một vụ chuyển sang trồng lúa Thần nơng hai vụ. Có nơi đã biết tận dụng đất bờ mương làm đê bao để nuôi trồng thủy sản và trồng màu, góp phần tăng thu nhập; từ đó, từng bước làm thay đổi cách nghĩ, cách làm và người nông dân năng động, sáng tạo hơn trong sản xuất, đẩy mạnh thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp như: Xây dựng vùng đê bao chống lũ để sản xuất ba vụ với 15 tiểu vùng, mơ hình ni cá, tơm chân ruộng,… Với tổng diện tích trồng lúa là 46.349 ha, sản lượng đạt 257.442 tấn, giá trị sản xuất bình quân trên 01 ha đất 113,78 triệu đồng/năm; sử dụng đăng quần ven sông Hậu, đất bãi bồi để nuôi trồng thủy sản mà chủ yếu là cá tra, cá lóc. Lươn, ếch … với diện tích trên 106 ha và 580 lồng bè với sản
lượng đạt 62.429 tấn; diện tích trồng hoa màu chiếm 2,32% diện tích sản xuất [12, tr.11]. Từng bước đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu trong nơng nghiệp, nhiều mơ hình sản xuất, chăn nuôi mang đến sản lượng và lợi nhuận rất cao, đời sống người nông dân được cải thiện nâng dần lên, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.