Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG đội NGŨ bí THƯ ĐẢNG ủy xã, THỊ TRẤNỞ HUYỆN TỊNH BIÊN, TỈNH AN GIANG TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 55 - 57)

Huyện Tịnh Biên là một trong hai huyện thuộc vùng đồi núi thấp của tỉnh An Giang với tổng diện tích tự nhiên 35.489,09 ha, chiếm 10,03% so với tổng diện tích tồn tỉnh. Dân số tồn huyện 121.729 người, dân số trong độ tuổi lao động là 86.624 người, chiếm tỷ lệ 71,16%. mật độ dân số bình quân đạt 341 người/km2. Vị trí địa lý của huyện nằm về phía Tây Tây Bắc của tỉnh. Địa giới hành chính của huyện được xác định như sau: Phía Bắc và Tây Bắc giáp Vương quốc Campuchia; Phía Nam và Tây Nam giáp huyện Tri Tơn; Phía Đơng giáp thị xã Châu Đốc và huyện Châu Phú.

Toàn huyện được chia thành 03 thị trấn và 11 xã bao gồm: thị trấn Tịnh Biên - Nhà Bàng - Chi Lăng, các xã An Hảo - An Cư - An Nông - Tân Lợi - Núi Voi - Tân Lập - Vĩnh Trung - Văn Giáo - An Phú - Thới Sơn - Nhơn Hưng.

Huyện Tịnh Biên có đường biên giới chung với Vương quốc Campuchia dài gần 20 km, nên có lợi thế và tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế cửa khẩu, du lịch thông qua cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên và tuyến quốc lộ 91, quốc lộ N1 chạy ngang địa bàn. Đây là cầu nối giao thương quan trọng nối huyện Tịnh Biên nói riêng và tỉnh An Giang nói chung với các tỉnh vùng đồng bằng sơng Cửu Long và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Đồng thời đây cũng là bàn đạp vững chắc để huyện thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực trong tương lai.

Với đặc điểm địa hình bán sơn địa, khá phức tạp, vừa có đồi núi vừa có đồng bằng, mang sắc thái đặc biệt. Phân theo hình thái, địa hình của huyện Tịnh Biên có 03 dạng sau:

- Địa hình đồng bằng phù sa: Vùng này có tổng diện tích khoảng 20.260 ha chiếm tỷ lệ 57% diện tích, phân bố khu vực phía Đơng tỉnh lộ 948 và phía Bắc kênh Vĩnh Tế. Địa hình mang nét đặt trưng chung của vùng đồng bằng Tây Nam Bộ với cao trình từ 4 m trở xuống (trung bình từ 2 – 3 m), nền thổ nhưỡng phù sa sông được bồi đắp từ sông Hậu. Vùng này thuận lợi trồng lúa, nuôi trồng thủy sản và rừng ngập nước (trồng tràm).

- Địa hình đồi núi thấp: Vùng này có tổng diện tích khoảng 6.330 ha, chiếm 17,81% diện tích tự nhiên của tồn huyện ,phân bố ở các xã, thị trấn: An Phú, Nhơn Hưng, Thới Sơn, thị trấn Nhà Bàng, An Cư, An Hảo, Tân Lợi, Núi Voi. Độ cao địa hình >+30 m so với mực nước biển, trong đó, ngọn núi cao nhất là núi Cấm với đỉnh cao khoảng 710 m. Các ngọn núi khác phân bố rãi rác giống như dạng đồi độc lập với độ cao trung bình khoảng 100 m. Thành phần của các ngọn núi này chủ yếu là đá có lẫn cát. Vùng này có tiềm năng khống sản, vật liệu xây dựng, phù hợp cho việc phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng với nhiều đồi núi, danh thắng đẹp.

- Địa hình đồng bằng nghiêng ven chân núi: Tổng diện tích vùng này khoảng 8.953 ha, chiếm khoảng 25,19% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã, thị trấn: Văn Giáo, Vĩnh Trung, An Cư, thị trấn Chi Lăng. Được hình thành từ q trình rửa trơi đất cát trên núi, có cao trình từ 5 – 30 m so với mực nước biển và nghiêng dần ra xung quanh (từ vài trăm mét đến vài cây số). Trừ một số nơi ven chân núi có dạng đồi lượn sóng, độ dốc bình qn từ 30 - 80, còn phần lớn đã được san bằng để canh tác lúa nương. Vùng này có khả năng trồng cây ăn trái, trồng lúa đặc sản và phát triển trang trại chăn nuôi đàn gia súc.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG đội NGŨ bí THƯ ĐẢNG ủy xã, THỊ TRẤNỞ HUYỆN TỊNH BIÊN, TỈNH AN GIANG TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w