Nguyên nhân chính của những hạn chế yếu kém là do công tác cán bộ ở cơ sở thực hiện chưa đúng quy trình, thiếu quy hoạch, chậm được đổi mới; một số cấp ủy và người đứng đầu chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác cán bộ, chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các khâu
trong công tác cán bộ. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo chức vụ, chức danh chưa được chú trọng đúng mức. Chế độ, chính sách đối với cán bộ, cơng chức cơ sở cịn nhiều điểm cịn bất cập; điều kiện làm việc ở cơ sở cịn khó khăn, ảnh hưởng đến tư tưởng cán bộ, công chức và chưa tạo được sức thu hút những người có trình độ, năng lực về cơng tác lâu dài ở cơ sở. Công tác đánh giá, kiểm điểm, tự phê bình và phê bình đối với cán bộ, cơng chức công tác thi đua, khen thưởng ở một số nơi thực hiện chưa nền nếp và nghiêm túc.
Vẫn còn một số cấp uỷ đảng và cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vị trí, vai trị của cán bộ và công tác cán bộ và việc xây dựng đội ngũ cán bộ. Năng lực nhận thức và tổ chức triển khai các qui chế, qui định, qui trình về cơng tác cán bộ của các cấp uỷ còn nhiều hạn chế. Sự phối hợp của các cấp, các ngành và các tổ chức trong HTCT chưa chặt chẽ, thường xuyên.
Sức ép trong việc chuẩn hoá đội ngũ cán bộ ở cơ sở đã gây áp lực rất lớn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Chính sách đối với cán bộ cơ sở chưa thật sự phát huy hết tài năng, sự sáng tạo của đội ngũ cán bộ. Một bộ phận cán bộ ở cơ sở thiếu sự tu dưỡng, rèn luyện về phẩm chất đạo đức, lối sống nên ý thức học tập tại các cơ sở đào tạo kém, uy tín đối với quần chúng khơng cao thậm chí gây mất lịng tin của nhân dân.
Một số xã điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn vì khó khăn nên ảnh hưởng đến việc nâng cao trình độ dân trí; nguồn cán bộ cho cơng tác qui hoạch, đào tạo q ít do đó chất lượng cán bộ thấp.
Kết luận chương 2
Ở tỉnh An Giang nói chung và huyện Tịnh Biên nói riêng, cơng tác cán bộ được tiến hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ; thống nhất dưới sự lãnh đạo Đảng; đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ bí thư đảng ủy xã, thị trấn nói riêng được đặt dưới sự quản lý của cấp ủy đảng ở cơ sở và Ban Thường vụ Huyện ủy; trong q trình thực hiện ln có sự phân cấp, phân cơng và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan đảng với các cơ quan khác trong HTCT và vai trò của các cơ quan nhà nước, các đồn thể chính trị, xã hội trong việc xây dựng, kiểm tra, giám sát cơng tác tổ chức, cán bộ.
Nhìn chung, cơng tác tổ chức và cán bộ trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng trân trọng như: đội ngũ cán bộ chủ chốt nói chung và các đồng chí bí thư đảng ủy nói riêng có trình độ chun mơn, chính trị ngày càng cao; từng bước khẳng định được vai trò nòng cốt trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương; cơng tác quy hoạch dự nguồn đội ngũ cán bộ kế cận cho chức danh bí thư đảng ủy ln đảm bảo về số lượng và chất lượng; cơng tác đào tạo, bồi dưỡng có trọng tâm, trọng điểm và có lộ trình cụ thể; chính sách cán bộ ngày càng được thực hiện đầy đủ và nâng cao hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì cũng cịn những khó khăn, thử thách đòi hỏi đội ngũ cán bộ chủ chốt phải nỗ lực vươn lên nhất là đội ngũ bí thư đảng ủy và bí thư đảng ủy đồng thời là chủ tịch UBND phải không ngừng phấn đấu tự học tập, rèn luyện trao dồi kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức lối sống để xứng đáng là người lãnh đạo cao nhất ở cơ sở, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó trong tình hình mới.
Chương 3