Các mô hình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của bộ phận banquet tại khách sạn The Reverie Saigon (Trang 47 - 51)

6. Kết cấu của đề tài

1.8 Các mô hình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh

Trên thế giới: Trong thời gian qua, có nhiều học giả nghiên cứu về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong du lịch, cả năng lực cạnh tranh điểm đến và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch. Những công trình nghiên cứu nổi bật về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong ngành du lịch và lữ hành là của các học giả du

lịch nổi tiếng như Olsen et al, Brotherton and Shaw, Michael Porter, Paul Ingram

and Peter W.Roberts,…

Đã đưa ra mô hình cạnh tranh liên kết các yếu tố cơ bản (co-alignment

principle model) để nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành khách sạn. Olsen et al (1998) đã trình bày tầm quan trọng củaviệc liên kết tất cả chức năng của nguyên lý quản trị chiến lược, Olsen et al cho rằng để thành công, các doanh nghiệp phải kết hợp với các yếu tố cạnh tranh/chiến lược của mình với cơ hội và thách thức tạo ra bởi các lực lượng cạnh tranh và phân bổ nguồn lực phù hợp nhằm nắm bắt cơ hội kinh doanh đó. Mô hình liên kết hợp các yếu tố cạnh tranh cho rằng các biến động và các sự kiện nảy sinh từ môi trường kinh doanh sẽ là nguyên nhân cơ bản dẫn đến doanh nghiệp phải lựa chọn một chiến lược thích hợp, sau đó từ mỗi chiến lược doanh nghiệp sẽ có cấu trúc khác nhau và các cấu trúc này sẽ quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.

- Brotherton and Shaw (1996):

Đã nghiên cứu các yếu tố thành công chủ chốt trong ngành khách sạn tại Anh trên cách tiếp cận nhận diện và phân tích từng yếu tố thành công chủ chốt tại các phòng ban chức năng trong khách sạn. Các yếu tố thành công chủ chốt được xem xét như là các nhân tố nội sinh và ngoại sinh cần đạt được mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần có nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh.

- Michael Porter:

Porter được xem là cha đẻ của các mô hình đánh giá về khả năng cạnh tranh điểm đến, phổ biến nhất là mô hình 5 năng lực cạnh tranh của ông. Tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu, khả năng cạnh tranh có thể được xem xét ở ba cấp độ cạnh tranh khác nhau (Cấp doanh nghiệp, cấp ngành quốc gia, và cấp nền kinh tế quốc gia). Mô hình kim cương được ứng dụng và làm cơ sở để xây dựng một số các mô hình đánh giá tính cạnh tranh điểm đến. Porter đã xây dựng lý thuyết về bốn thuộc

tính lớn của một quốc gia hình thành nên môi trường cạnh tranh cho các công ty tại

nước đó, và những thuộc tính này thúc đẩy hoặc ngăn cản sự tạo ra lợi thế cạnh tranh của quốc gia đó (Xem hình 1.4). Những thuộc tính đó là:

+ Điều kiện vềcác yếu tố sản xuất – vị thế của một nước vềcác yếu tố sản xuất

ví dụ như nguồn lao động có kỹ năng hoặc cơ sở hạ tầng cần thiết để cạnh tranh trong một ngành cụ thể.

+ Các điều kiện về cầu – nhu cầu trong nước đối với hàng hóa hoặc dịch vụ

+ Các ngành hỗ trợ và liên quan – sự hiện diện hoặc không sẵn có của các ngành hỗ trợvà liên quan có năng lực cạnh tranh quốc tế.

+ Chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh nội bộ ngành –các điều kiện quản

lý các công ty được tạo ra, tổ chức, và quản trị như thế nào và bản chất của đối thủ

cạnh tranh trong nước.

Hình 1.4 Mô hình kim cƣơng của M.Porter

- Paul Ingram and Peter W. Roberts (2000):

Paul Ingram and Peter W. Roberts (2000) trong nghiên cứu về tăng cường khả

năng cạnh tranh ngành khách sạn tại Australia đã cho thấy rằng sự hợp tác thiện chí giữa các doanh nghiệp cạnh tranh lẫn nhau trong ngành khách sạn có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của khách sạn thông qua cơ chế thúc đẩy sự hợp tác lẫn nhau, giảm nhẹ sự cạnh tranh đối đầu và có sự trao đổi thông tin tốt hơn. Phân tích này xem xét khía cạnh tối ưu hóa doanh thu của các khách sạn thông qua sự hợp tác giữa các khách sạn là đối thủ cạnh tranh của nhau. Nghiên cứu cũng chỉ ra cơ cấu và cách thức hợp tác thế nào giữa các khách sạn cạnh tranh với nhau nhằm tăng cường lợi thế cạnh tranh chung của các khách sạn.

Trong nước: Cho đến nay, có rất ít công trình nghiên cứu về năng lực cạnh

tranh trong du lịch. Một số luận văn của sinh viên một số trường đại học như Đại học Kinh tế quốc dân có nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp lữ hành nhưng chỉ mới đề cập tới một vài khía cạnh của lĩnh vực này, chưa có được những nhận định, đánh giá sâu sắc, toàn diện về năng lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh lữ hành. Năm 2006, UNDP đã tài trợ cho nhóm nghiên cứu của

Các điều kiện về

yếu tố sản xuất.

Chiến lược, cơ cấu, cạnh tranh ngành.

Các điều kiện về

cầu.

Các ngành hỗ trợ và liên quan.

Trường Đại học kinh tế quốc dân do Bộ Kế hoạch đầu tư chỉ định triển khai xây dựng đề tài “Khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hoá ngành du lịch”, trong

đó tập trung nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của ngành du lịch nói chung và tác động của quá trình tự do hoá ngành du lịch đối với nền kinh tế của đất nước. Cuối năm 2006, Chủ nhiệm đề tài này đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ với đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế”. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào chuyên về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vựckhách sạn.

Tóm tắt chương 1:

Chương 1 trình bày cơ sở lý luận về khách sạn, bộ phận tiệc, các lý thuyết về cạnh tranh và các mô hình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh. Nội dung chủ yếu của từng phầnđược thể hiện rất rõ.

Cơ sở lý luận về khách sạn: Phần này trình bày về một số khái niệm, đặc điểm của khách sạn và hoạt động kinh doanh khách sạn, cùng với một số tiêu chuẩn phân loại và xếp hạng khách sạn. Qua đó có thể làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến việc kinh doanh khách sạn nói chung và bộ phận Banquet nói riêng.

Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh: Nội dung chính của phần này trình bày một số khái niệm, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh để từ đó khách sạn nói chung và bộ phận Banquet nói riêng có thể thấy được điểm mạnh và yếu của mình, qua đó để phát huy những điểm mạnh và hạn chế những thách

thức góp phần cải thiện vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Dựa vào những cơ sở lý luận đó, tiếp thu và vận dụng linh hoạt vào trường hợp cụ thể của khách sạn cũng như là bộ phận Banquet. Từ đó, đưa ra những phân tích và những đề xuất giải pháp mang tính khách quan sao cho phù hợp nhất.

CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BỘ PHẬN BANQUET TẠI KHÁCH SẠN THE REVERIE SAIGON

2.1 Tổng quan vềkhách sạn The Reverie Saigon Hình 1.2 Khách sạn The Reverie Saigon

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của bộ phận banquet tại khách sạn The Reverie Saigon (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)