6. Kết cấu của đề tài
3.2.4 Nhóm giải pháp điểm yếu – nguy cơ
Giải pháp cải tiến phương pháp làm việc - Thiết lập tiêu chuẩn phục vụcưới mới.
Đối với các buổi hội nghị hay sự kiện, thì yêu cầu đối với nhân viên phục vụ
sẽ không cao. Nhưng đối với các buổi tiệc cưới hay tiệc chiêu đãi cũng như tiệc
buffet thì nhân tốcon người là yếu tố quyết định. Do vậy cần thiết lập một quy trình
cụ thểhơn cho nhân viên. Đồng thời cần tăng cường hơn nữa công tác giám sát của
sự thiếu sót trong quá trình làm việc. Sự quan sát hướng dẫn của quản lý sẽ giúp nhân viên làm việc hiệu quảhơn.
- Thay đổi linh hoạt cách phân công nhân viên làm việc.
Như phần lý thuyết đã đề cập, chúng ta có 2 cách phân công công việc cho
nhân viên: Phương pháp tổ và phương pháp cá nhân. Do đặc thù của bộ phận
Banquet chỉ có 10 nhân viên nên phương pháp cá nhân sẽ dễ áp dụng hơn. Đồng
thời, sử dụng phương pháp này sẽ nâng cao hơn tinh thần trách nhiệm của nhân viên.
Nhân viên casual labor được sử dụng chủ yếu vào các buổi tiệc cưới với số lượng rất đông, do vậy cần áp dụng phương pháp phân công theo tổ. Hiện tại, bộ
phận đang áp dụng phương pháp cá nhân cho nhân viên khi phục vụ tiệc cưới.
Nghĩa là một nhân viên sẽ chịu trách nhiệm một bàn từ khâu mang thức ăn cho đến phục vụ đồ ăn, thức uống và thu dọn đồ dơ. Việc này là không hợp lý, vì thực tế khách sạn không có các bàn để các vật dụng sạch sẵn trong phòng tiệc nên khi áp
dụng phương pháp cá nhân, nhân viên sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Khi áp dụng
phương pháp tổ, toàn bộ nhân viên sẽđược chia ra các nhóm: nhóm mang thức ăn, nhóm phục vụ tại bàn, nhóm thức uống, nhóm mang đồ dơ,… Như vậy việc phục vụ sẽ diễn ra thuận lợi hơn.
- Tăng cường sự phối hợp với các bộ phận để hoàn thiện quá trình phục vụ khách.
Như chúng ta đều biết, mỗi bộ phận trong khách sạn giữ một nhiệm vụ riêng nhưng khi hợp lại thì cũng nhằm mục đích là đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Do vậy, các bộ phận có mối quan hệ rất mật thiết với nhau. Bộ phận Banquet
không thể nào hoạt động một mình, nó cần sự hỗ trợ của các bộ phận khác như:
Housekeeping, Marketing, Kỹ thuật,….
Giải pháp về giảm chi phí sản xuất
Hiện nay mức giá sản phẩm/dịch vụ của bộ phận Banquet nói riêng và của
khách sạn nói chung xét trên bình diện chung là cao hơn so với các đối thủ cạnh
tranh. Để thực hiện tốt việc cạnh tranh về giá thì Banquet cũng như khách sạn cần thực hiện một số giải pháp về cắt giảm chi phí như: Cắt giảm bớt lao động tại những vị trí không cần thiết để giảm bớt chi phí quản lý, nâng cao ý thức trách nhiệm của
mỗi cán bộ công nhân viên khi sử dụng các thiết bị điện năng tại khách sạn để tiết kiệm được các chi phí vềđiện, nước,….
Tóm tắt chương 3:
Dựa vào thực trạng và những chiến lược tổng quát trong ma trận SWOT cũng như các giải pháp đưa ra qua phân tích SPSS, chương 3 này đã tập trung xây dựng
các giải pháp cụ thể trên từng lãnh vực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của bộ
phận Banquet. Các giải pháp này đặt trên nền tảng phát huy nội lực là chính (các
yếu tố bên trong), bên cạnh đó, tận dụng các cơ hội và hạn chế ảnh hưởng của các nguy cơ từmôi trường bên ngoài (các yếu tốbên ngoài).
KẾT LUẬN
Ngày nay môi trường kinh doanh của tất cảcác ngành nghề trong nền kinh tế nói chung và trong ngành kinh doanh nhà hàng – Khách sạn nói riêng biến động
không ngừng và ngày càng phức tạp. Đó là kết quả tất yếu của xu thế thị trường
luôn phát triển và cạnh tranh gay gắt. Trong bối cảnh đó, bộ phận Banquet cũng như khách sạn The Reverie Saigon không thể chủ quan với vị thế hiện có của mình là
một trong những khách sạn có uy tín và chất lượng cao TP. HồChí Minh. Vì vậy để
tiếp tục giữ vững những gì mình đang có và nâng cao vị thế cạnh tranh so với đối thủ, bộ phận Banquet cũng như khách sạn cần tập trung vào việc tạo ra sựkhác biệt trong dịch vụ của mình và chất lượng vẫn luôn là yếu tố ưu tiên hàng đầu. Để thực hiện được điều đó, bộ phận Banquet của khách sạn The Reverie Saigon phải năng động hơn, sáng tạo hơn trong công tác hoạch định và lựa chọn phương hướng hoạt
động kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế sắp tới của ngành cũng như của
khách sạn.
Qua quá trình tìm hiểu, phân tích hiện trạng môi trường cạnh tranh tại bộ
phận Banquet – khách sạn The Reverie Saigon đã cho tôi một sự hiểu biết sâu hơn
về tình hình kinh doanh cũng như cách thức hoạt động của bộ phận Banquet nói riêng và của khách sạn nói chung. Từ đó tôi cũng nhận thấy được tầm quan trọng của việc đánh giá các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài, đề ra các chiến
lược kinh doanh để từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của bộ phận Banquet – khách sạn The Reverie Saigon so với các đối thủkhác. Với những đóng góp của đề tài này, tôi rất mong muốn được phần nào đóng góp cho bộ phận Banquet cũng như khách sạn có được những phương hướng hoạt động hiệu quả và ngày càng phát
KIẾN NGHỊ
Hiện nay, có rất nhiều đơn vị kinh doanh lưu trú đang hướng đến đối tượng
khách tham dự tiệc, hội nghị, hội thảo. Bởi những lợi ích mà khách này mang lại,
giúp các doanh nghiệp gia tăng hiệu quả kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của đơn
vị.
Việc khai thác thịtrường khách tham dự tiệc, hội nghị, hội thảo là một hướng
phát triển đầy tiềm năng và triển vọng đối với doanh nghiệp kinh doanh lưu trú tại Việt Nam. Hơn thế nữa, đây là đề tài, lĩnh vực rất mới mẻ, kinh nghiệm thực tiễn
chưa có nhiều, tài liệu tham khảo còn nhiều hạn chế, nhưng triển vọng phát triển của loại hình kinh doanh hội nghị, hội họp này thì rất lớn. Vì vậy khách sạn cần phải triển khai tích cưc, hiệu quả các hoạt động tiếp thị, tuyên truyền quảng bá, xúc
tiến xây dựng thương hiệu, hình ảnh The Reverie Saigon cũng như là loại hình kinh doanh khách tham dự tiệc, hội nghị, hội thảo. Cập nhật và đánh giá hiệu quả tiếp thị
tốt hơn sau mỗi chương trình thực hiện. Theo dõi và kiểm tra chặt chẽ hoạt động quảng cáo thương hiệu của khách sạn. Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng tạo
điều kiên thuận lợi, tối đa hóa sự lựa chọn của khách hàng. Có chính sách giá hợp
lý, tạo lơi thế cạnh tranh. Tổ chức đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ cho
nhân viên để đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập của khách sạn trong thời gian tới. Củng cốvà xây dựng rõ nét văn hóa đặc trưng riêng biệt của khách sạn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Trương Quang Dũng và cộng sự (2014), “Quản trị chiến lược”, Tài liệu nội bộ. 2. Trần Quốc Hiếu (2012), “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
công ty cổ phần tập đoàn Tân Mai đến năm 2020”, luận văn thạc sĩ quản trị kinh
doanh, Trường Đại học Lạc Hồng.
3. Nguyễn Văn Mạnh và Hoàng Thị Lan Hương (2004), “Quản trị kinh doanh
khách sạn”, Nhà xuất bản Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
4. Ngô Thảo Nhi (2011), “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
khách sạn Bông Sen Saigon”, luận văn tốt nghiệp.
5. Nguyễn Quyết Thắng (2013), “Quản trị kinh doanh khách sạn”, Nhà xuất bản
Tài chính.
6. Nguyễn Quyết Thắng và Ngô Xuân Hào (2015), “Quản trị khách sạn”, Tài liệu nội bộ.
7. Nguyễn Đình Thọ (2012), “Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Trong Kinh
Doanh”, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.
8. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2011), “Nghiên cứu khoa học Marketing, ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM”, Nhà xuất bản Lao động.
9. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2004), “Thịtrường, chiến lược, cơ cấu: Cạnh tranh về giá trịgia tăng, định vị và phát triển doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành
phố HồChí Minh.
10. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), “Phân tích dữ liệu với
SPSS”, Nhà xuất bản Hồng Đức.
11. Tài liệu “Orientation Program– The Reverie Saigon Hotel” của khách sạn The Reverie Saigon.
Tiếng Anh
1. Butz, H.E. Jr and Goodstein, L.D. (1996), “Measuring customer value: gaining
the strategic advantage”, Organisational Dynamics, Vol. 24, pp. 63-77.
2. De Ruyter, K., Wetzels, M., Lemmink, J. and Mattson, J. (1997), “The dynamics
of the service delivery process: a value-based approach”, International Journal of Research in Marketing, Vol. 14 No. 3, pp. 231-43.
3. Michael E. Porter (1985), “The Competitive Advantage of Nations”, the Free press, New York.
4. Oliver, R. L. & W. O. Bearden (1985), Disconfirmation “Processes and Consumer Evaluations in Product Usage”, Journal of Business Research.
5. Prahalad C.K and Gary Hamel (1960), “The core competence of the
corporation”, Harvard business review.
6. Weissinger, S. (2000), “Hotel/Motel Operations: An Overniew”, (2nd, Ed.) USA: Delmar/Thomson Learning.
7. Zeithaml và Bitner (2000), “Service Makerting”, Mc Graw Hill Higher Education.
PHỤ LỤC 01
BẢNG KHẢO SÁT CÂU HỎI VỀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BỘ PHẬN BANQUET TẠI KHÁCH SẠN THE
REVERIE SAIGON
Thân gửi các anh/chị.
Tôi đang thực hiện khóa luận tốt nghiệp và tiến hành nghiên cứu đề tài “Giải
pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của bộ phận Banquet tại khách sạn The Reverie Saigon”. Mục đích nghiên cứu là đánh giá tổng quát năng lực cạnh tranh của bộ phận Banquet để từđó phân tích các yếu tốtác động đến việc nâng cao năng
lực cạnh tranh của bộ phận Banquet – Khách sạn The Reverie Saigon. Rất mong anh/chịdành ít thời gian đểđiền vào bảng khảo sát này.
Xin chân thành cảm ơn, chúc anh/chị sức khoẻ, thành công và hạnh phúc!
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN
Anh/chịvui lòng cho biết các thông tin cá nhân sau: 1. Giới tính: Nam Nữ 2. Độ tuổi: Từ 18 - 20 Từ21 đến 30 Từ31 đến 40 Từ41 đến 60 Trên 60 3. Nghề nghiệp của anh/chị: Học sinh, sinh viên
Doanh nhân
Thương nhân
Nhân viên
II. BẢNG CÂU HỎI
1. Anh/chị biết đến các dịch vụ tiệc, đám cưới, hội nghị, hội thảo của bộ phận
Banquet – Khách sạn The Reverie Saigon thông qua những nguồn thông tin nào?
(Có thể chọn nhiều đáp án)
Truyền thông, truyền hình
Báo chí, tạp chí
Internet, tivi
Người thân, bạn bè, đồng nghiệp Nhân viên tiếp thị
Tựtìm đến dịch vụ
Thông tin khác
2. Các dịch vụ tiệc, đám cưới, hội nghị, hội thảo của bộ phận Banquet thuộc khách
sạn mà anh/chịđã sử dụng? Khách sạn Sheraton Khách sạn Caravelle Khách sạn Park Hyatt Khách sạn Le Meridien Khác
3. Anh/chị yêu thích sử dụng các dịch vụ tiệc, đám cưới, hội nghị, hội thảo của bộ
phận Banquet thuộc khách sạn nào nhất? Khách sạn Sheraton Khách sạn Caravelle Khách sạn Park Hyatt Khách sạn Le Meridien Khác 4. Lý do anh/chị sử dụng các dịch vụ tiệc, đám cưới, hội nghị, hội thảo của bộ phận
Banquet –Khách sạn The Reverie Saigon? (Có thể chọn nhiều đáp án)
Sự sang trọng Giá cả hợp lý
Chất lượng dịch vụ tốt
Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, vui vẻ
Khác
5. Anh/chị cảm thấy như thế nào khi sử dụng các dịch vụ tiệc, đám cưới, hội nghị, hội thảo của bộ phận Banquet tại khách sạn The Reverie Saigon?
Rất hài lòng
Hài lòng
Bình thường Không hài lòng
6. Các yếu tốảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của bộ phận Banquet tại khách sạn
The Reverie Saigon so với các khách sạn cùng đẳng cấp khác?
Anh/chị vui lòng trả lời bằng cách chọn một con sốở từng dòng. Những con sốnày
thể hiện mức độ đồng ý hay không đồng ý đối với các phát biểu theo quy ước như
sau:
Hoàn toàn không đồng ý
Không đồng ý
Bình thường
Đồng ý
Hoàn toàn đồng ý
Ký hiệu Câu hỏi các biến quan sát Mức độđồng ý Thƣơng hiệu
TH1 The Reverie Saigon được đánh giá là một trong những
khách sạn đẳng cấp bậc nhất thế giới.
TH2 Bộ phận Banquet – Khách sạn The Reverie Saigon
được đánh giá cao.
TH3 Bộ phận Banquet – Khách sạn The Reverie Saigon có
uy tín.
Cơ sở vật chất
CSVC1 Hệ thống âm thanh, ánh sáng tốt, chất lượng
CSVC2 Phòng lớn và đủ sức chứa khối lượng lớn khách tham
dự tiệc và khách hội nghị
CSVC3 Hệ thống điều hòa, máy chiếu tốt, đúng tiêu chuẩn
Sản phẩm/dịch vụ
SPDV1 Bộ phận Banquet cung cấp đầy đủ các dịch vụ tiệc, hội nghị, hội thảo,.. cho khách hàng
SPDV2 Banquet cung cấp cho khách hàng nhiều cách set up đa
dạng cho các buổi tiệc, hội nghị, hội thảo
SPDV3 Các món ăn phục vụ cho các buổi tiệc, hội nghị, hội thảo phong phú
SPDV4 Đồ uống với nhiều chủng loại cho khách hàng lựa chọn
để phục vụcho các buổi tiệc, hội nghị, hội thảo
Đội ngũ nhân viên
DNNV1 Nhân viên phục vụthân thiện, vui vẻ
DNNV2 Nhân viên phục vụchuyên nghiệp
DNNV3 Nhân viên phục vụ chu đáo, tận tụy và luôn sẵn sàng
giúp đỡkhách bất cứlúc nào khách cần
DNNV4 Nhân viên có thể hiểu và giao tiếp tiếng anh với khách
nước ngoài
DNNV5 Nhân viên ăn mặc lịch sự, nhã nhặn, đúng đồng phục
Chất lƣợng phục vụ
CLPV1 Khách sạn thực hiện đúng cam kết với khách hàng về tổ
chức tiệc, hội nghị, hội thảo,…
CLPV2 Khách sạn luôn đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng
CLPV3 Khách hàng được đón tiếp và phục vụ một cách chu đáo
CLPV4 Khách sạn luôn giải quyết tốt nhất những phàn nàn của
khách
Vệ sinh
VS1 Vệsinh cá nhân của người phục vụ sạch sẽ, ngoại hình tác phong, trang phục, đầu tóc chỉnh tề
VS2 Vệ sinh khu vực tổ chức tiệc, hội nghị, hội thảo sạch sẽ
VS3 Các món ăn, đồ uống được đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm
VS4 Các khu vực công cộng luôn sạch sẽ, thông thoáng
VS5 Nhà vệ sinh sạch sẽđược vệsinh liên tục
Năng lực cạnh tranh
NLCT1 Bộ phận Banquet – Khách sạn The Reverie Saigon
được nhiều khách hàng biết đến
NLCT2 Bộ phận Banquet của khách sạn The Reverie Saigon
luôn mang lại sự hài lòng và thỏa mãn đầy đủ giá trị mong đợi của khách hàng.
NLCT3 Khách hàng luôn cảm thấy giá trị nhận được từ bộ phận Banquet –Khách sạn The Reverie Saigon cao.
PHỤ LỤC 02
ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU 1. Thống kê mẫu theo giới tính
Gioitinh
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Nam 85 56.7 56.7 56.7
Nữ 65 43.3 43.3 100.0
Total 150 100.0 100.0
Biểu đồ giới tính
2. Thống kê mẫu theo độ tuổi
Dotuoi
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Từ 18 - 20 13 8.7 8.7 8.7 Từ 21 - 30 21 14.0 14.0 22.7 Từ 31 - 40 54 36.0 36.0 58.7 Từ 41 - 60 46 30.7 30.7 89.3 Trên 60 16 10.7 10.7 100.0 Total 150 100.0 100.0
Biểu đồđộ tuổi
3. Thống kê mẫu theo nghề nghiệp
Nghenghiep
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Học sinh, sinh viên 13 8.7 8.7 8.7
Doanh nhân 58 38.7 38.7 47.3 Thương nhân 46 30.7 30.7 78.0 Nhân viên 31 20.7 20.7 98.7 Khác 2 1.3 1.3 100.0 Total 150 100.0 100.0 Biểu đồ nghề nghiệp
4. Thống kê mô tảcác biến nghiên cứu
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
TH1 150 1 5 3.47 1.060 TH2 150 1 5 3.57 .951 TH3 150 1 5 3.57 1.089