6. Kết cấu của đề tài
1.6.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh
Khái niệm NLCT được đề cập đầu tiên ở Mỹ vào đầu những năm 1980. Theo
Aldington Report (1985): “Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh nghiệp
cóthể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ khác trong nước và quốc tế. Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp vàkhả năng bảo đảm thu nhập cho người lao động và chủ doanh nghiệp”. Năm 1994, định nghĩa này được nhắc lại trong “Sách trắng về NLCT của Vương quốc Anh” (1994).
Theo Buckley & ctg (1991) cho rằng: “ NLCT là khả năng của một công ty
đối mặt và đánh bại đối thủ trong việc cung cấp một sản phẩm (dịch vụ) một cách bền vững (dài hạn) và có lợi nhuận”.
Theo Ramasamy (1995): “NLCT là khả năng gia tăng thị phần, lợi nhuận và
tăng trưởng khả năng duy trì năng lực cạnh tranh trong một thời gian dài”.
Theo Garelli (2005): “NLCT là năng lực tức thì và tương lai của một công ty
trong việc thiết kế, sản xuất và tiếp thị hàng hóa toàn cầu với một mức giá và chất lượng vượt trội hơn các đối thủ bên trong và ngoài nước”.
Tóm lại, một khái niệm NLCT của doanh nghiệp phù hợp nhất trong bối cảnh hiện tại có thể là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững. Quan trọng là, NLCT không phải là chỉ tiêu đơn nhất mà mang tính tổng hợp, gồm nhiều chỉ tiêu cấu thành và có thể xác định được cho nhóm doanh nghiệp (ngành) và từng doanh nghiệp.