Phân tích ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của bộ phận banquet tại khách sạn The Reverie Saigon (Trang 71 - 75)

6. Kết cấu của đề tài

2.3.1 Phân tích ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)

Trong 3 tháng thực tập tại Banquet – Khách sạn The Reverie Saigon, tác giả đã nhận thấy được những điểm mạnh và hạn chế của Banquet trên từng mặt như

sau:

 Cơ sở vật chất

Đối với bộ phận Banquet, lượng khách đến tham dựcác buổi hội thảo hay tiệc

cưới rất đông, do vậy việc có một bãi giữ xe rộng là một lợi thế cạnh tranh rất lớn của khách sạn. Một số các khách sạn, nhà hàng lớn trong trung tâm thành phố thường không có bãi giữ xe rộng vàđã gây rất nhiều khó khăn cho khách đến tham dự tiệc.

Có nhiều phòng giành riêng cho tiệc và hội nghị. Diện tích các phòng đa dạng

và có sự liên thông với nhau sẽ tạo sự linh động trong công tác tổ chức các buổi tiệc. Do vậy, ởđây có thể nhận tổ chức các buổi tiệc từ10 đến 1000 người.

Các trang thiết bị trong phòng để đáp ứng cho khách hội nghị rất đầy đủ.

Ngoài ra, bộ phận Banquet còn có một bếp của riêng mình. Điều này tạo nên tính chuyên nghiệp trong hoạt động của bộ phận.

Kiến trúc và thiết kế của khách sạn The Reverie nói chung và bộ phận

Banquet nói riêng rất độc đáo và sang trọng, điều đó làm khách hàng mải mê với

không gian kiến trúc ở nơi đây và đôi lúc làm cho khách hàng đi nhầm vào những bộ phận mà khách hàng đang không cần tìm đến, đó cũng là một bất cập của khách hàng khi đến đây.

 Nhân tốcon người

Đội ngũ nhân viên chính thức giàu kinh nghiệm làm việc, họ gắn bó với khách

sạn kể từ khi mới thành lập. Do vậy, khách sạn được xem như là ngôi nhà chung thứ

hai của mọi người mà sự phát triển của ngôi nhà này sẽ ảnh hưởng đến nhiều ngôi nhà nhỏkhác.

Ngoài ra, ở đây còn lượng nhân viên thời vụ (casual labor) khá dồi dào. Việc

nhân viên casual labor nhiều hơn nhân viên chính thức sẽ giúp cho bộ phận giảm

được một nguồn chi phí khá lớn. Tuy nhiên, việc sử dụng nhân viên casual labor nhiều làm cho quy trình phục vụ tiệc diễn ra không đúng chất lượng. Do các nhân viên casual labor chưa được đào tạo kỹvà họchưa có kiến thức chuyên môn nhiều.

Nhân viên quản lý giàu kinh nghiệm, có chuyên môn, gần gũi và biết quan tâm nhânviên của mình.

Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, vui vẻ, hòa đồng. Tuy nhiên về mặt ngoại ngữ thì chưa được tốt, do vậy gặp rất nhiều khó khăn trong việc phục vụ khách nước

ngoài cũng như trong quá trình truyền đạt kiến thức giữa quản lý người nước ngoài

với nhân viên.

Không chỉ riêng bộ phận Banquet mà các nhà hàng khác trong khách sạn hầu hết cácđầu bếp được tuyển chọn từcác nước trên thế giới và có tay nghề cao.

 Phương pháp làm việc

Quy trình tổ chức và phục vụ hội nghị, hội thảo chuyên nghiệp. Do vậy, The

Reverie Saigon luôn nhận được sự tín nhiệm của các công ty, tập đoàn trong cũng

Trong hội nghị áp dụng phương pháp phân công công việc cho nhân viên theo phương pháp cá nhân nên tạo tính tự giác và tinh thần trách nhiệm trong công việc

cho nhân viên.

Nhân viên của Banquet và các nhà hàng trong khách sạn thường xuyên có sự hoán đổi vị trí cho nhau. Việc này giúp cho một nhân viên có thể làm ở nhiều vị trí khác nhau. Không những biết rõ vềcông việc chính thức của mình mà họcòn có cơ

hội học tập công việc của bộ phận khác trong thời gian luôn chuyển, đồng thời làm cho nhân viên không thấy nhàm chán khi luôn luôn làm việc tại một vị trí cốđịnh. Về phía khách sạn, khi cho nhân viên luân chuyển vị trí như vậy sẽ giúp chủ động nguồn nhân lực khi cần thiết.

Ngoài những điểm mạnh trên thì trong phương pháp làm việc còn một số hạn chế sau:

- Quy trình phục vụ tiệc cưới còn nhiều hạn chế do sử dụng chủ yếu nhân viên

casual labor.

- Chưa có sựphân công nhân viên một cách hợp lý trong tổ chức tiệc cưới. - Chưa có sự thống nhất trong phương pháp làm việc giữa các cấp.

- Chưa có những phương pháp thúc đẩy, tạo động lực cho nhân viên trong quá trình làm việc và thể hiện sựsáng tạo trong công việc.

- Chưa có phương pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ chất lượng phục vụ trong

quá trình cung cấp sản phẩm và dịch vụ.  Nguyên vật liệu

Do là bộ phận Banquet của khách sạn 5 sao nên nguồn nguyên vật liệu đầu

vào luôn đảm bảo chất lượng. Đặc biệt là sản phẩm ăn uống, khách sạn đã có giấy

xác nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y tế. Việc này khiến cho khách hàng yên tâm hơn khi đến tham dự tiệc tại khách sạn.

Chưa có sự phối hợp và hợp tác chặt chẽ với người cung cấp lương thực, thực phẩm nênchưa đảm bảo được yếu tốđầu vào cho khách sạn.

Sử dụng các loại nước uống có thương hiệu và uy tín. Ngoài các ưu điểm trên thì cũng có một số hạn chếnhư sau:

- Một sốcác loại nguyên liệu phải nhập khẩu từnước ngoài.

- Theo một số ý kiến của khách hàng dự hội nghị, cafe dùng cho buổi Coffee

thị trường khách tập trung ở trong nước, do vậy không nên sử dựng các loại cafe nhập khẩu, làm như vậy sẽlàm tăng thêm một khoảng chi phí lớn.

 Môi trường làm việc tại Banquet

Môi trường làm việc an toàn, chuyên nghiệp, năng động.

Quản lý dễ chịu tạo môi trường làm việc thoải mái, không nhiều áp lực cho

nhân viên.

Nhiều chương trình được tổ chức cho nhân viên: Tổ chức sinh nhật cho nhân viên vào cuối tháng và nhiều phong trào thi đua khác. Đặc biệt là việc tổ chức các

buổi học về sơ cấp cứu, phòng cháy chữa cháy, phòng tránh đại dịch cúm,… sẽ

cung cấp cho nhân viên nhiều kiến thức bổích.

Nhân viên thường được thay đổi môi trường từ bộ phận này qua bộ phận khác tránh sựnhàm chán trong công việc.

Ma trận các yếu tố bên trong (IFE): Qua những phân tích trên, chúng ta xây

dựng ma trận đánh giá các yếu tốbên trong của bộ phận Banquet –Khách sạn The

Reverie Saigon như sau:

Bảng 2.7 Ma trận các yếu tốbên trong (IFE) STT Các yếu tốbên trong

Mức độ

quan trọng Phân loại

Sốđiểm quan trọng

1 Thương hiệu có chỗđứng trên

thịtrường.

0,12 4 0,48

2 Khảnăng cạnh tranh vềgiá. 0,11 3 0,33 3 Nguồn lực tài chính. 0,12 4 0,48 4 Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện

đại.

0,10 3 0,30

5 Trình độ ngoại ngữ của nhân viên.

0,07 1 0,07

6 Khảnăng tự chủ nguồn nguyên

liệu đầu vào và đầu ra.

0,09 2 0,18

7 Phương pháp làm việc linh hoạt nhưng không thống nhất.

8 Môi trường làm việc an toàn, chuyên nghiệp, năng động.

0,10 3 0,27 9 Hoạt động Marketing. 0,11 3 0,33 10 Chất lượng sản phẩm/dịch vụ. 0,11 3 0,33 Tổng cộng 1,00 2,93 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Nhận xét:

Số điểm quan trọng tổng cộng là 2,93 cho thấy sức mạnh nội bộ của bộ phận Banquet tại khách sạn The Reverie Saigon khá mạnh. Bộ phận Banquet đã khai thác

tốt các nguồn lực sẵn có của mình. Tuy nhiên cũng còn một số hạn chế cần khắc phục đểkhông ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của bộ phận Banquet.

Qua phân tích môi trường bên trong của bộ phận Banquet – Khách sạn The

Reverie Saigon, tác giảđưa ra những điểm mạnh và những điểm yếu dưới đây:

- Điểm mạnh:

+ Thương hiệu có chỗđứng trên thịtrường. + Nguồn lực tài chính mạnh.

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại.

+ Môi trường làm việc an toàn, chuyên nghiệp, năng động. + Hoạt động Marketing tốt.

+ Chất lượng sản phẩm/dịch vụ tốt. - Điểm yếu:

+ Trình độ ngoại ngữ của nhân viên chưa tốt.

+ Khảnăng tự chủ nguồn nguyên liệu đầu vào và đầu ra chưa tốt.

+ Phương pháp làm việc linh hoạt nhưng không thống nhất giữa các cấp lãnh đạo.

+ Khảnăng cạnh tranh vềgiá cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của bộ phận banquet tại khách sạn The Reverie Saigon (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)