ngũ giáo viên THPT.
Sau 25 năm đổi mới, cùng với sự chuyển mình của đất nước, Giáo dục Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng là động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế xã hội của nước nhà. Giáo dục nước ta đang dần có được vị thế trong khu vực và trên thế giới. Tuy vậy, giáo dục việt nam còn bộc lộ những tồn tại. Trong số những tồn tại của giáo dục thực trạng về chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đang là vấn đề cần được quan tâm. Vấn đề này đã được thể hiện khá rõ trong chỉ thị 40 - CT/TW, ngày 15/6/2004 của Ban bí thư Trung ương về xây dựng nâng cao chất lương đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục “Đội ngũ nhà giáo thiếu về số lượng và nhìn chung thấp về chất lượng, chưa đáp ứng được nhu cầu vừa phải tăng nhanh quy mô, vừa phải nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục...”.
Trong thế kỷ XXI với xu thế toàn cầu hoá, cuộc cách mạng khoa học công nghệ sẽ tiếp tục phát triển với những bước nhảy vọt, điều đó tác động tích cực đến sự thay đổi phương pháp dạy học của giáo viên. “Nhà giáo thay vì chỉ truyền đạt tri thức, chuyển sang cung cấp kiến thức cho người học phương pháp thu nhận thông tin một cách hệ thống, có tư duy phân tích và tổng hợp...”. Mục tiêu đặt ra đối với giáo viên THPT là “Nâng cao tỉ lệ giáo viên THPT có trình độ thạc sỹ lên 10% vào năm 2010” và “ Giáo viên được thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ” để đạt yêu cầu “Phát triển đội ngũ nhà giáo bảo đảm đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lượng đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục...” [40]. Trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập của đất nước ta hiện nay, để đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước đòi hỏi giáo dục cần có những giải pháp mang tính đột phá. Trong những giải pháp chung, giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là rất cần thiết. Tuy nhiên, cơ sở pháp lý của các giải pháp quản lý để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cần được dựa trên
những căn cứ có tính pháp lý đó là hệ thống các văn bản đã và đang được thực thi như sau:
- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (nhiệm kỳ 2010- 2015) đã chỉ rõ: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược” [21,tr130], “Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài, đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức ”[21,Tr130]; “ Đổi mới căn bản nền giáo dục Việt nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt” [21,tr131].
- Nghị quyết TW IV (Khóa VII), Nghị quyết TW II (Khóa VIII), kết luận hội nghị TW VI (Khóa IX).
- Chỉ thị số 40/CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ Nhà giáo và cán bộ QLGD với mục tiêu là: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống, lương tâm, tay nghề của Nhà giáo. Thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước” (Chỉ thị 40 – CT/TW ngày 15/6/2004 của ban bí thư về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ QLGD) nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục.
- Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội.
- Quyết định số 09/2005/QĐ -TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê chuẩn đề án “Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 – 2010” với mục tiêu tổng quát là: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề
nghiệp và trình độ chuyên môn của Nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước”.
- Luật giáo dục 2005:
+ Điều 15: Vai trò và trách nhiệm của Nhà giáo
+ Điều 16: Vai trò, trách nhiệm cán bộ quản lý giáo dục. + Điều 77: Trình độ chuẩn được đào tạo của Nhà giáo + Điều 80: Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
- Điều lệ trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học .
- Quyết định số 202/TCCP – VC ngày 8/6/1994 của Bộ trưởng Trưởng ban tổ chức – Cán bộ Chính phủ ( nay là Bộ nội vụ) về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành giáo dục và đào tạo .
- Quyết định số 06/2006 QĐ – BNV ngày 21/3/2006 của Bộ trưởng Bộ nội vụ về ban hành qui chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập
- Quyết định số 16/2008 QĐ – BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ GD& ĐT về việc ban hành Quy định đạo đức Nhà giáo. - Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo viên THPT.
Kết luận chương I
Đảng ta với tầm nhìn chiến lược coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Giáo dục là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người.Vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nhằm đáp ứng với thời kỳ CNH - HĐH và xu hướng hội nhập quốc tế là một yêu cầu bức thiết mà thực tiễn đang đặt ra cho ngành giáo dục. Vì vậy, công tác quản lý, xây dựng đội ngũ giáo viên giữ vai trò quyết định. Đặc biệt đối với cấp THPT là cái nôi
cung cấp nguồn nhân lực cho các trường chuyên nghiệp và lực lượng lao động dồi dào cho xã hội. Định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong giai đoạn 2001-2010, chỉ thị của ban Bí thư trung ương Đảng về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mục đích định ra sứ mạng cho đội ngũ giáo viên thực hiện tốt các nhiệm vụ: Giáo dục đạo đức, trí tuệ, thể lực, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp...cho học sinh nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thực chất là góp phần quan trọng nâng cao chất l ượng giáo dục.
Trên đây là những cơ sở lý luận của việc xác định các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Những giải pháp cụ thể còn được xác định trên cơ sở thực tiễn về hiệu quả nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên sẽ được trình bày ở chương tiếp theo.