Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và xã hội:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện hậu lộc tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 37 - 38)

Hậu lộc là một huyện ven biển toạ lạc ở phía đông bắc của tỉnh Thanh hoá. Phía bắc giáp huyện Hà trung, Nga sơn; phía tây và phía nam giáp huyện Hoằng hoá, phía đông giáp với biển Đông. Hậu Lộc có diện tích 141,5 km2. Với 1 thị trấn và 26 xã, Hậu Lộc có dân số là 163.971 người (2009), mật độ dân số là 1,212 người/km 2 . Hậu Lộc có đầy đủ ba dạng địa hình từ vùng đồng bằng đến đồi núi và ven biển. Khí hậu của Hậu Lộc mang đặc trưng của vùng Bắc trung bộ Việt nam. Trời thường khá lạnh vào mùa đông nhưng mùa hè nhiệt độ có thể lên tới 37 - 380C. Trên địa bàn Hậu lộc có các đường giao thông trọng yếu của đất nước của tỉnh như quốc lộc 1A, tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua dài 6,2 km; quốc lộ số 10 dài 18 km, ngoài ra còn có hơn 40 km đường sông và gần 20 đò ngang sang 3 huyện: Hà trung, Nga sơn, Hoằng hoá; 12km bờ biển nối liền 2 cửa Lạch trường và Lạch sung rất thuận lợi cho thông thương kinh tế, giao lưu văn hoá xã hội. Hậu lộc còn có hòn Nẹ nên thơ đã đi vào thơ ca như một chứng tích ghi lại biết bao chiến công trong việc bảo vệ biển đảo, bảo về quê hương đất nước. Đặc điểm này tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế Hậu lộc phát triển trên các lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, diêm nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ.

Hậu Lộc là một vùng quê có bề dày lịch sử văn hóa, truyền thống lao động cần cù sáng tạo và đấu tranh kiên cường bất khuất trong xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước. Con người Hậu Lộc hiếu học, cần cù và chịu khó. Khu di tích lịch sử văn hoá đền Bà Triệu nằm trên đỉnh núi Bần, khu di tích

mộ mẹ Tơm ở quê hương Đa lộc là những chứng tích hùng hồn cho một mảnh đất giàu truyền thống cách mạng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện hậu lộc tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 37 - 38)