Tình hình giáo dục trung học phổ thông ở huyện HậuLộc

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện hậu lộc tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 45 - 52)

2.2.2.1. Về qui mô phát triển trường lớp, giáo viên , học sinh.

Từ năm 2006 đến nay huyện đã thành lập thêm 1 trường THPT dành cho con em nhân dân 5 xã vùng bãi ngang ven biển giải quyết được nhu cầu học tập và rèn luyện thiết thực học sinh của 5 xã vùng biển - nơi có dân số đông chiếm 1/3 dân số của Huyện nên hàng năm số học sinh thi đầu cấp rất cao. Và cũng từ năm 2006 huyện Hậu Lộc có tất cả 5 trường THPT, trong đó có 4 trường công lập và một tr- ường bán công mới được chuyển sang hệ công lập từ năm học 2010 - 2011. Các trường THPT được phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn huyện. Nhìn chung số lớp và số học sinh qua vài ba năm trở lại đây tương đối ổn định. So với hai năm học trước, năm học 2010 – 2011 số lớp có giảm nhưng không đáng kể (3 lớp). Dự báo năm học 2012 - 2013 số lớp lại tăng lên kéo theo đó số học sinh cũng tăng vì vậy vấn đề cơ cấu tỷ lệ giáo viên cũng như đầu tư cơ sở vật chất cũng cần được tăng cường

Bảng 2.1: Số lớp, số học sinh các trường THPT huyện Hậu Lộc từ năm học 2008 -2009 đến năm học 2010 – 2011. Tên trường 2008 - 2009 2009 - 2010 2010 - 2011 Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Hậu lộc I 30 1329 30 1323 30 1338 Hậu Lộc II 30 1362 30 1354 30 1324 Hậu Lộc III 24 1182 24 1176 24 1137 Hậu Lộc IV 36 1744 36 1668 34 1549

Đinh Chương Dương 30 1600 32 1520 31 1493

Tổng 150 7217 152 7041 149 6841

( Nguồn: Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá )

Bảng 2.2: Số lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên các trường THPT ở huyện HậuLộc trong năm học 2010 -2011

Tên trường

Số cán bộ, giáo viên

Tổng số Đạt chuẩn Trên chuẩn Số lượng Tỷ lệ% Số lượng Tỷ lệ% THPT Hậu Lộc I 69 69 100% 5 7.2 THPT Hậu Lộc II 68 68 100% 6 8.7 THPT Hậu Lộc III 55 55 100% 2 3.6 THPT Hậu Lộc IV 67 67 100% 2 3.0

Đinh Chương Dương 52 52 100% 1 1.9

Tổng 311 311 100% 16 5.14

( Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ - Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá )

* Chất lượng giáo dục - đào tạo các trường THPT:

Bảng 2.3: Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh các trường THPT huyện Hậu Lộc từ năm học 2008 – 2009 đến năm học 2010 – 2011 Năm học Tổng

số

Tốt Khá TB Yếu

HS 2008- 2009 7217 5325 73,78 1265 17,53 480 6,65 147 2,04 2009 - 2010 7041 525 0 74,56 1245 17,68 410 5,83 136 1,93 2010 - 2011 6841 5117 74,8 1245 18,2 380 5,55 99 1,45

(Nguồn:Phòng GD Trung học - Sở GD &ĐT Thanh Hoá)

Bảng 2.4: Xếp loại học lực của học sinh các trường THPT huyện Hậu Lộc các năm học 2008 – 2009 ; 2009 – 2010; 2010 – 2011

Năm học Tổng số HS Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 2008 - 2009 7217 39 0,54 2006 27,8 4629 64,14 521 7,22 22 0,3 2009 - 2010 7041 93 1,32 2302 32,7 4161 59,1 470 6,68 15 0,2 2010 - 2011 6841 204 2,98 2924 42,74 3374 49,33 325 4,75 14 0,2

Bảng 2.5 : Số giải học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp Quốc gia của các trường THPT huyện Hậu Lộc trong 3 năm ( từ 2008 – 2009 đến 2010 - 2011 )

Năm học Số giải học sinh giỏi cấp tỉnh Số giải học sinhgiỏi Quốc gia

Tổng Nhất Nhì Ba KK

2008 – 2009 185 3 36 59 81 1

2009 - 2010 192 4 31 41 116 0

2010 - 2011 235 4 40 75 116 1

(Nguồn:Phòng GD Trung học - Sở GD &ĐT Thanh Hoá)

Bảng 2.6: Kết quả thi tốt nghiệp THPT của 5 trường THPT Huyện hậu Lộctrong 3 năm ( từ năm học 2008 – 2009 đến năm học 2010 - 2011 )

Trường THPT Tổng số TS đỗ TN 2008- 2009 Tổng số TS đỗ TN 2009- 2010 Tổng số TS đỗ TN 2010- 2011 SL % SL % SL % THPT Hậu Lộc I 425 96.59 430 100 444 100 THPT Hậu Lộc II 425 99.06 452 100 440 100 THPT Hậu Lộc III 376 97.15 397 100 383 100 THPT Hậu Lộc IV 527 86.39 629 100 478 100 Đinh Chương Dương 387 87.75 483 100 465 100

(Nguồn:Sở GD &ĐT Thanh Hoá)

Nhìn chung, qua khảo sát 3 năm học (từ năm học 2008 – 2009 đến năm 2010 – 2011) kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực và số giải học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp Quốc gia của các trường THPT ở huyên Hậu Lộc đã có nhiều khởi sắc. Chất lượng giáo dục các trường THPT ở huyện Hậu Lộc có nhiều tiến bộ.

Học sinh xếp loại khá giỏi tăng lên, học sinh xếp loại yếu, kém giảm dần. Hiệu quả giáo dục toàn diện ngày càng được nâng lên (kể cả chất lượng và số lượng ), công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém cũng như giáo dục học sinh được quan tâm đúng mức và đạt kết quả. Số học sinh giỏi hàng năm có sự gia tăng, năm sau cao hơn năm trước tuy nhiên số giải nhất cũng chưa nhiều. Đặc biệt trong vài năm trở lại đây có học sinh đạt giải học sinh giỏi Quốc gia khẳng định chất lượng mũi nhọn được nâng lên rõ rệt. Qua phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi mà trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên cũng được nâng lên. Giáo viên phải tìm đọc tài liệu, trao đổi chuyên môn, tìm phương pháp tác động để phát huy tính sáng tạo và tư duy độc lập của học sinh. Nếu phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi được phát huy tốt thì đây cũng là cách tích cực phát huy phong trào giáo viên tự bồi dưỡng tốt.

Kết quả thi tốt nghiệp THPT ổn định, 2 năm học 2009 - 2010 và 2010 - 2011 đều đạt 100%. Mỗi năm có từ 1.100 - 1.450 học sinh đỗ vào các trường đại học - cao đẳng.

Chất lượng các hoạt động phong trào như văn nghệ, TDTT, thi tìm hiểu pháp luật, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội được nâng cao thực sự là những sân chơi bổ ích đã có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm của học sinh trong học tập và rèn luyện ngày một cao hơn góp phần không nhỏ vào kết quả phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Mặc dù vậy, do cơ sở vật chất, các điều kiện phục vụ cho dạy học tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn thiếu thốn nên ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện. Mặt bằng mối quan hệ giữa nhà trường với địa bàn dân cư còn thiếu chặt chẽ, công tác xã hội hoá giáo dục thực hiện không đồng đều ở các nhà trường nên công tác giáo dục đạo đức học sinh ngoài nhà trường còn gặp khó khăn. Một bộ phận giáo viên

chưa thực sự cố gắng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn, còn chậm đổi mới phương pháp, nặng về thuyết trình truyền thụ một chiều nên hiệu quả công tác chưa cao. Một số không ít học sinh học tập chưa chăm chỉ do đó kết quả học tập còn hạn chế. Công tác giáo dục đạo đức nhìn chung tốt nhưng vẫn còn một số ít học sinh vi phạm các tệ nạn xã hội, vi phạm an ninh trật tự công cộng.

* Chất lượng sở vật chất trang thiết bị dạy học:

Bảng 2.7: Bảng thống kê cơ sở vật chất các trường THPT ở huyện Hậu Lộc 3 năm ( Từ năm học 2008 – 2009 đến năm học 2010 – 2011):

Năm học Số trường Số lớp Kiên cốSố phòng họcCấp 4

2008 – 2009 5 150 129 15

2009 - 2010 5 152 134 11

2010 - 2011 5 149 138 7

(Nguồn: Sở GD &ĐT Thanh Hoá)

Từ những năm học 2006 - 2007 cơ sở vật chất, trang thiết bị của các trường trong huyện rất khó khăn, thiếu thốn. Thiết bị dạy học còn thiếu và sơ sài. Phần lớn các trường còn phải học 2 ca. Trước thực trạng đó Huyện uỷ, UBND huyện đã có nhiều chủ trương và biện pháp tích cực trong việc tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học. Với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng với việc tranh thủ sự quan tâm của các ban ngành cấp tỉnh xin nguồn kinh phí của tỉnh, của trung ương để đầu tư xây dựng kiên cố hóa hệ thống trường lớp học, xây dựng các nhà học cao tầng. Từ đó đến nay cơ sở vật chất của các trường hàng năm không ngừng được củng cố và nâng cao. Cả 5 trường THPT đã được xây dựng tương đối khang trang. Số phòng học kiên

cố cao tầng đã được tăng lên mặc dù số lớp có phần giảm không đáng kể, có 1 trường đã đạt chuẩn quốc gia. Các trường còn lại đang phấn đấu đạt chuẩn vào năm 2015.

2.2.2.2 Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế

* Tồn tại hạn chế:

Cơ sở vật chất và thiết bị các trường tuy đã được đầu tư nâng cấp nhưng vẫn còn thiếu nhiều, đặc biệt một số trường THPT số phòng học chỉ đủ học hai ca, thiếu các phòng bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, các phòng học bộ môn, phòng máy vi tính, phòng thí nghiệm thực hành, nhà đa năng…Đội ngũ cán bộ giáo viên mặc dù cơ bản đủ về số lượng, cơ cấu ở các bộ môn tương đối đảm bảo, nhưng chất lượng không đồng đều, một bộ phận cán bộ giáo viên yếu cả về năng lực và trách nhiệm, còn chậm đổi mới phương pháp giảng dạy và giáo dục, số giáo viên lớn tuổi không bắt nhịp kịp được với việc ứng dụng CNTT còn nặng theo lối dạy truyền thống nên hiệu quả giảng dạy chưa cao. Một bộ phận học sinh chưa chăm chỉ học tập, kết quả học tập còn thấp. Số ít CBQL còn yếu về công tác quản lý tài chính, tài sản, nhận thức về công tác xã hội hoá còn hạn hẹp chưa phát huy được nguồn lực từ bên ngoài đầu tư cho giáo dục.

* Nguyên nhân tồn tại:

Mặt trái của cơ chế thị trường tác động mạnh làm cho một bộ phận phụ huynh học sinh chưa chăm lo đến việc học tập của con em, hoặc quan tâm chưa đúng cách; công tác xã hội hoá giáo dục chưa được đẩy mạnh, sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội còn hạn chế, thiếu chặt chẽ.

Công tác tham mưu của lãnh đạo các nhà trường với các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành cấp Huyện, tỉnh cũng như với Sở giáo dục còn thiếu tích cực, chưa chủ động.

Đội ngũ giáo viên được đào tạo không đồng bộ, thực trạng đánh giá cho điểm sinh viên ở các trường sư phạm không đồng đều ( có trường hợp được đào tạo ở những trường lớn có uy tín thì điểm tổng kết lại thấp, học ở trường tốp dưới thì điểm lại cao), cơ chế tuyển dụng lại theo điểm và được tuyển dưới hình thức xét tuyển nên chưa thu hút được người tài. Những năm gần đây điểm tuyển sinh đầu vào của sinh viên các trường đại học sư phạm tương đối thấp (nhất là các trường địa phương) nên chất lượng của giáo viên có phần giảm sút, một bộ phận cán bộ giáo viên thực chất yếu về năng lực.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện hậu lộc tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w