- Loại kém: Tổng số điểm dưới 25 hoặc từ 25 điểm trở lên nhưng có tiêu chí không được cho điểm.
3.3. Khảo sát tính khả thi của các giải pháp
Để thăm dò mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp nêu trên, tác giả đã dùng phương pháp chuyên gia, sử dụng các phiếu thăm dò để hỏi ý kiến của đội ngũ cán bộ quản lý và tổ trưởng chuyên môn ở 5 trường THPT trên địa bàn Huyện hậu Lộc. Số cán bộ quản lý (hiệu trưởng và phó hiệu trưởng) là 15 đ/c. Số tổ trưởng chuyên môn là 37 đ/c. Tổng số phiếu được thăm dò là 52 phiếu. Kết quả như sau:
Bảng11: Thống kê kết quả tính điểm cho từng giải pháp
(Điểm tối đa cho từng giải pháp là 10 điểm)
TT TÊN GIẢI PHÁP Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Khôn g cần thiết Khả thi cao Khả thi Không khả thi Điểm TBC Điểm TBC Điểm TBC Điểm TBC Điểm TBC Điểm TBC 1
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên.
9.4 0.6 0 9.5 0.5 0
2
Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá học sinh phù hợp với thực tiễn.
9.7 0.3 0 9.6 0 0
3
Xây dựng quy trình và tổ chức đánh
giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp 9.6 0.4 0 9.0 1.0 0
4
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
hoạt động sư phạm nhà giáo 8.6 1.4 0 9.0 1.0 0
5
Làm tốt công tác quy hoạch xây dựng
và phát triển đội ngũ giáo viên. 8.5 1.5 0 8.8 1.2 0
6
Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và quản lý việc sử dụng trang thiết bị dạy học
8.0 1.9 0.1 7.8 2.2 0
7
Có chế độ chính sách và làm công tác
thi đua khen thưởng thoả đáng 8.4 2.6 0 8.8 1.2 0
Nhận xét:
Từ số liệu tổng hợp trên cho thấy các giải pháp đưa ra trưng cầu ý kiến các đồng chí cán bộ chủ chốt và đội ngũ cán bộ cốt cán ở các trường THPT đều khẳng định sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT huyện Hậu Lộc hiện nay.
Trong thực tiễn cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, biện pháp. Xem xét chúng trong mối quan hệ biện chứng để có sự phối kết hợp hài hoà trong mọi hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
Cần coi trọng xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trong các nhà trường. Chất lượng đội ngũ giáo viên thực sự được phát huy hiệu quả khi nhà trường có đội ngũ cán bộ quản lý vững vàng giàu kinh nghiệm, năng động sáng tạo và có khả năng phát triển tốt. Vì vậy, việc quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cần phải được xây dựng trong kế hoạch tổng thể trong đó có kế hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý.
Xây dựng cơ chế điều hành hợp lý, thông thoáng. Tổ chức phân công bố trí sắp xếp và sử dụng đội ngũ giáo viên phải xuất phát từ lợi ích tập thể và yêu cầu công việc tạo điều kiện phát huy năng lực vốn có của giáo viên. Bên cạnh công tác bồi dưỡng cho đội ngũ nhà giáo cũng cần quan tâm đến công tác đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ quản lý về mọi mặt đặc biệt là nghiệp vụ quản lý để hiệu quả quản lý ngày được nâng cao.
Biết tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo toàn diện của lãnh đạo Đảng chính quyền các cấp, các sở ban ngành trong huyện cũng như trong tỉnh và trung ương; sự ủng hộ của nhân dân địa phương tham gia công tác xã hội hoá giáo dục. Phát huy mọi nguồn lực để xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên mang tầm chiến lược đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ hội nhập toàn cầu.