Thực trạng về chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện Hậu lộc Tỉnh Thanh hoá hiện nay.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện hậu lộc tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 55 - 60)

2.3.2.1. Thực trạng về kiến thức của đội ngũ giáo viên THPT huyện Hậu Lộc. Bảng 2.9: Thực trạng kiến thức của giáo viên THPT huyện Hậu Lộc.

TT Các tiêu chí Tốt % Khá % TB % Yếu %

1 Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung

dạy học chính xác, có hệ thống… 44,3 31,2 24,5 0 2 Có khả năng bồi dưỡng học sinh giỏi 16 30,5 41,3 12,2 3 Có khả năng ứng dụng thành thạo CNTT vào

trong giảng dạy. 22,5 31,7 33,4 12,4 4 Nắm vững và vận dụng có kết quả phương pháp

dạy học, giáo dục theo tinh thần đổi mới 52,3 32,2 13,6 1,9 5 Năng lực nghiên cứu khoa học, đúc rút và viết

sáng kiến kinh nghiệm 19 22,7 46,7 11,6 6 Kiến thức hiểu biết chính trị - kinh tế - văn hóa

xã hội của địa phương… 27,8 32,1 33,1 7

( Nguồn: Các trường THPT huyện Hậu Lộc)

Nhận xét:

Qua số liệu thống kê tại bảng 2.9 ( Thực trạng kiến thức của giáo viên THPT huyện Hậu Lộc) cho ta thấy phần lớn giáo viên nắm được nội dung chủ yếu của môn học mà bản thân mình giảng dạy. Các giáo viên đã nắm bắt được mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức trong môn học.Tuy nhiên, tỷ lệ giáo viên có khả năng bồi dưỡng học sinh giỏi đang còn thấp; số lượng giáo viên có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và giáo dục còn hạn chế. Nhiều giáo viên chưa thành thạo trong việc soạn giảng giáo án điện tử. Các bộ môn có phần mềm dạy học nhưng do chưa có đủ CSVC đáp ứng cho nên giáo viên chưa sử dụng được.

Về công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh: Phần lớn giáo viên nắm vững và vận dụng tốt phương pháp đánh giá học sinh theo tinh thần đổi mới, tích cực tham gia học tập, nghiên cứu lý luận của việc kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục, các quy định về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Tuy nhiên kỹ năng vận dụng vào thực tiễn còn hạn chế. Còn nhiều giáo viên thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh chưa chính xác, chưa đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học và phù hợp với đối tượng học sinh.

Nhìn chung các giáo viên nắm được tình hình chung của đất nước và địa phương, hiểu được nhu cầu giáo dục của địa phương, ảnh hưởng của cộng đồng đến giáo dục. Song, nhìn nhận ở góc độ vận dụng hiểu biết về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước và của địa phương để liên hệ, lồng ghép trong môn học, trong bài giảng còn có phần lúng túng thiếu chuẩn xác.

Đa số cán bộ giáo viên nhận thức tốt trong việc nghiên cứu khoa học, đúc rút sáng kiến kinh nghiệm, xác định viết sáng kiến kinh nghiệm là điều kiện để đúc rút những kinh nghiệm thực tiễn, những thể nghiệm cũng như những sáng kiến của mình trong giảng dạy và giáo dục. Vì vậy, hoạt động đúc rút nghiên cứu khoa học và viết sáng kiến kinh nghiệm có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhiều đề tài đã được áp dụng rộng rãi trong công tác giảng dạy và giáo dục. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận giáo viên coi nhẹ việc nghiên cứu khoa học và viết sáng kinh nghiệm, chưa chịu khó đầu tư vào chuyên môn để tìm tòi, sáng tạo và có điều kiện hình thành những đề tài có khả năng ứng dụng thực tiễn cao.

2.3.2.2. Thực trạng về trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên THPT huyện Hậu Lộc

Bảng 2.10: Thực trạng về trình độ năng lực của giáo viên THPT huyện Hậu Lộc ( Năm học: 2009 – 2010; 2010 – 2011)

Năm học TS GV

Nữ

Trình độ đào tạo Xếp loại chuyên môn nghiệp vụ Đại học Thạc sỹ Xuất sắc Khá T.Bình Yếu

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

2009 - 2010 303 142 303 100 15 4.95 185 61 67 22 49 16.2 3 1

2010 - 2011 311 149 311 100 16 5.14 202 65 78 25 31 10 0 0

( Nguồn: Các trường THPT huyện Hậu Lộc)

Nhận xét:

Qua kết quả tổng hợp bằng những số liệu thống kê cụ thể tại các trường THPT huyện Hậu Lộc các năm học 2009 - 2010; 2010 – 2011 có thể khẳng định rằng: 100% số lượng giáo viên đạt chuẩn trong đó số giáo viên trên chuẩn mới chỉ chiếm 5.14% trên tổng số giáo viên THPT của toàn huyện. Căn cứ vào tình hình thực tiễn thì không đảm bảo được tỷ lệ giáo viên trên chuẩn vào năm 2020 theo chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam đã đặt ra. Mặt khác, số giáo viên đi học trên chuẩn cũng không đồng đều ở các trường, một phần nguyên nhân là do các trường chưa có quy hoạch, chiến lược cụ thể để xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên - nhân tố quan trọng có tính quyết định nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đồng thời là một tiêu chí để xây dựng trường chuẩn quốc gia.

Về năng lực chuyên môn, đa số giáo viên đã nắm được nội dung, kiến thức chuẩn của môn học mà mình giảng dạy. Tuy nhiên, do chất lượng giáo viên ở các trường không đồng đều. Bên cạnh những trường có bề dày thành tích gần 50 năm (THPTHậu lộc I), có trường mới được thành lập 5 năm (THPT Hậu lộc 4) đội ngũ giáo viên còn trẻ cả tuổi đời lẫn tuổi nghề mới vào nghề, kinh nghiệm chưa có nhiều nên việc bao quát nội dung chương trình và mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức còn hạn chế. Việc ứng dụng công nghệ

thông tin vào trong giảng dạy và giáo dục cũng chưa thực sự đi vào chiều sâu, nhiều giáo viên còn thờ ơ với việc sử dụng phần mềm hỗ trợ trong giảng dạy. Ý thức tự học tập, tự bồi dưỡng, cập nhật những kiến thức mới chỉ tập trung vào đội ngũ giáo viên trẻ và số ít giáo viên có tuổi đời chưa cao. Số giáo viên trên 50 tuổi đã có những dấu hiệu chững lại nên chất lượng chuyên môn ở các trường là không đồng đều. Việc đi học trên chuẩn của đội ngũ giáo viên trẻ rất tích cực nhưng bị hạn chế bởi tỷ lệ quy định ở các trường hàng năm.

Việc thi giáo viên giỏi cấp cơ sở và cấp tỉnh hàng năm theo định kỳ là một hoạt động chuyên môn rất cần thiết cho mỗi nhà trường, tạo động lực mạnh mẽ giúp giáo viên phấn đấu trau dồi kiến thức và phương pháp để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Hàng năm các nhà trường tổ chức thao giảng, hội giảng để đánh giá, khảo sát chất lượng giáo viên, kịp thời bồi dưỡng cho giáo viên còn yếu về chuyên môn, đồng thời cũng phát hiện những giáo viên dạy giỏi để bồi dưỡng dự thi giáo viên giỏi cấp cụm, cấp tỉnh. Qua các hoạt động chuyên môn này đã phân loại được đội ngũ giáo viên, đồng thời tạo ra phong trào thi đua giữa các trường, giúp giáo viên tự khẳng định mình, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy trong các nhà trường.

2.3.2.3. Thực trạng về nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giáo viên THPT huyện Hậu Lộc

Có thể thống kê số liệu đánh giá thực trạng về nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giáo viên THPT huyện Hậu Lộc qua bảng 2.11 như sau:

Bảng 2.11: Thực trạng về nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giáo viên THPT huyện Hậu Lộc TT Các tiêu chí Tốt % Khá % TB % Yếu % 1 Lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng bài dạy và đối tượng học sinh 55,5 31 12,7 0,8 2 Tổ chức tốt các hoạt động học tập phát huy tính tích cực của học sinh. 31 46,6 8,2 14,2 3

Kỹ năng sử dụng thiết bị phương tiện đồ dùng dạy học vào giờ dạy và khả năng ứng dụng thành thạo CNTT vào giảng dạy và giáo dục

34 23 35 8,0

4

Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động đối với

lớp chủ nhiệm 69,8 17,5 8,5 4,2

5

Năng lực phối hợp với đồng nghiệp, phụ huynh

học sinh trong công tác giáo dục học sinh 62,4 22,7 14,5 0,4 6

Năng lực đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức

của học sinh 63,5 30,2 4,4 1,9

( Nguồn: Các trường THPT huyện Hậu Lộc)

Nhận xét:

Nhìn vào số liệu trên cho thấy: phần lớn giáo viên có kỹ năng dạy tốt. Điều này thể hiện ở việc xác định đúng tiêu yêu cầu của bài dạy trên các phương diện kiến thức, kỹ năng, giáo dục. Giáo viên đã xây dựng được kế hoạch giảng dạy cho từng tuần, từng tháng, từng kỳ và cả năm học bao gồm

cả chính khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp, tuy nhiên tỷ lệ giáo viên có kỹ năng lập kế hoạch, soạn bài theo hướng đổi mới còn thấp.

Việc khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị đồ dùng dạy học còn hạn chế, việc sử dụng các thiết bị trong giảng dạy đôi khi vẫn còn mang tính đối phó. Công tác quản lý việc sử dụng đồ dùng dạy học thiếu chặt chẽ, một bộ phận giáo viên trong các tiết thực hành, thí nghiệm không sử dụng đồ dung còn để tình trạng dạy chay.

Về công tác giáo dục học sinh, phần lớn giáo viên chủ nhiệm đã quan tâm tới học sinh lớp mình chủ nhiệm. Các giáo viên đã xây dựng kế hoạch, mục tiêu và tổ chức tương đối tốt các hoạt động của lớp mình phụ trách. Nhiều giáo viên chủ nhiệm đã tích cực phối hợp với giáo viên bộ môn và phụ huynh trong việc giáo dục học sinh nhất là học sinh cá biệt. Mặc dù vậy vẫn còn nhiều giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn thiếu tinh thần trách nhiệm, chưa đào sâu suy nghĩ đầu tư để tìm ra cách làm thiết thực có hiệu quả. Phong trào thi đua phấn đấu vươn lên của đội ngũ giáo viên ở các nhà trường chưa mạnh mẽ. Một số giáo viên còn đề cao đời sống vật chất chú trọng nhiều đến việc dạy thêm tràn lan mục đích để tăng thu nhập, ít quan tâm đến công việc của tập thể nên còn vi phạm quy chế chuyên môn.

Việc thực hiện thông tin hai chiều trong quản lý chất lượng giáo dục chưa thường xuyên. Hành vi trong giao tiếp, ứng xử có văn hóa và mang tính giáo dục với học sinh với đồng nghiệp và cộng đồng chưa cao. Năng lực đánh giá xếp loại đạo đức học sinh ở một phận giáo viên còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện hậu lộc tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w