Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng nâng cao nhận

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện hậu lộc tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 76 - 81)

chức đoàn thể trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên THPT.

- Tổ chức Đảng và các đoàn thể trong nhà trường có vai trò to lớn trong công tác xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo. Chăm lo xây dựng chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh có sức chiến đấu cao là cơ sở là động lực để mỗi đảng viên, cán bộ giáo viên nâng cao nhận thức chính trị cho bản thân trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học. Cấp uỷ chi bộ phải coi công tác xây dựng Đảng trong nhà trường trong đó công tác phát triển đảng là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên. Chi bộ Đảng và các tổ chức đoàn thể phải không ngừng xây dựng và phát triển làm cho ý thức của mỗi giáo viên nhận thức rõ việc nâng cao vai trò trách nhiệm của cá nhân, phấn đấu xây dựng phong trào, phấn đấu trở thành người giáo viên giỏi tức là phấn đấu theo lý tưởng của Đảng. Chi bộ Đảng cùng các đoàn thể tạo điều kiện cho các thành viên trong tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ; động viên khuyến khích mọi cán bộ giáo viên tự giác xây dựng tập thể. Từ đó mỗi thành viên trong tổ chức sẽ tự giác nâng cao chất lượng cho bản thân góp phần xây dựng đội ngũ vững mạnh. Thực tế cho thấy chi bộ mạnh thì các tổ chức đoàn thể sẽ mạnh. Các tổ chức đoàn thể mạnh thì đội ngũ giáo viên có điều kiện trưởng thành về mọi mặt tạo nên sức mạnh tập thể sư phạm đồng thuận thống nhất hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội chi bộ nhà trường.

Tăng cường nâng cao nhận thức cho giáo viên về vị trí, vai trò của đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Đội ngũ giáo viên giữ vai trò là nòng cốt quyết định chất lượng giáo dục, có nhiệm vụ to lớn trong việc tuyên truyền đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và các quy định của ngành…đến thế hệ trẻ, đến với quần chúng nhân dân. Vì vậy, các nhà trường cần tăng cường công tác bồi dưỡng nhận thức để đội ngũ giáo viên vững vàng về tư tưởng chính trị, hiểu biết về chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhất là những vấn đề thuộc lĩnh vực giáo dục. Nắm bắt và cập nhật tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của địa phương, tình hình phát triển giáo dục của nhà trường. Trên cơ

sở đó đội ngũ giáo viên nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của người thầy trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước; Giáo dục là đòn bẩy, là động lực phát triển kinh tế xã hội; Người giáo viên quyết định chất lượng giáo dục trong một nhà trường và trong nền giáo dục quốc dân. Xã hội tôn vinh người thầy là những người lái những con đò tri thức cập bến vinh quang vì vậy người thầy phải không ngừng nỗ lực phấn đấu vươn lên tự khẳng định vị trí của chính mình để xứng đáng với sự tôn vinh đó.

- Mỗi cán bộ giáo viên hiểu rõ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ trong thời đại ngày nay, xu thế cạnh tranh và hội nhập là thời cơ nhưng cũng là thách thức đối với giáo dục nước ta. Sự lạc hậu về tri thức dẫn đến sự trì trệ trong công việc và như thế sẽ bị tụt hậu và kéo lùi sự phát triển.

*Biện pháp tổ chức thực hiện:

- Nâng cao nhận thức chính trị cho đội ngũ giáo viên bằng cách tổ chức các lớp bồi dưỡng chính trị, học tập các chỉ thị nghị quyết của Đảng và nhà nước, các văn bản pháp quy của Ngành ( Có thể mời ban tuyên giáo huyện uỷ về tại trường lên lớp, có thể học tập trung tại huyện do Huyện uỷ triệu tập, lại cũng có thể tự triển khai trong nhà trường sau khi báo cáo viên đã được tiếp thu tại huyện hoặc tỉnh) từ đó giúp cho mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên nắm vững quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng, đặc biệt là chủ trương, đường lối về giáo dục được thể hiện trong nghị quyết Đại hội Đảng các cấp (nhiệm kỳ 2010 - 2015).

- Duy trì thường xuyên hình thức tuyên truyền, lấy Đoàn thanh niên làm nòng cốt xây dựng chuyên mục phát thanh hàng ngày vào đầu buổi học gắn liền với các nội dung thực hiện chủ đề từng tháng; Đặt mua báo, tạp chí giáo dục, tập san hàng kỳ tạo nề nếp đọc báo cho giáo viên hàng ngày trước mỗi giờ lên lớp hoặc giờ trống để mọi người có cơ hội nắm bắt kịp thời những thông tin thời sự nóng hổi, thời sự có tính chiến lược của Đảng cần được

tuyên truyền; tìm hiểu những gương người tốt việc tốt, những điển hình tiên tiến trong công tác giảng dạy cũng như giáo dục học sinh từ đó bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị cho đội ngũ nhà giáo. Cũng từ đó mỗi người có thể là tuyên truyền viên trong việc tuyên truyền vận động những người thân trong gia đình, trong dòng họ, bà con lối xóm khu dân cư nơi cư trú chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước. Cảnh giác với các thủ đoạn âm mưu diễn biến hoà bình, xây dựng khối đoàn kết thống nhất và sự đồng thuận cao trong nhận thức cũng như hành động thực tiễn.

- Hàng năm, vào đầu năm học mới, nhà trường cần duy trì việc tổ chức hội nghị học tập nhiệm vụ năm học cho cán bộ giáo viên. Triển khai chủ đề năm học, học tập chính trị, tiếp thu các chỉ thị nghị quyết của Đảng về giáo dục, các văn bản hướng dẫn của ngành giáo dục về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; học tập quy chế hoạt động của nhà trường, quy chế hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường; học tập luật giáo dục, điều lệ nhà trường, luật lao động, chú trọng đến những vấn đề liên quan trực tiếp đến vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của nhà giáo. Cử giáo viên tham gia đầy đủ các đợt tập huấn về công tác chuyên môn do Sở giáo dục tổ chức để thực hiện đúng, đủ, nghiêm túc và hiệu quả chương trình môn học cũng như việc đổi mới phương pháp giảng dạy và giáo dục. Đặc biệt phải phổ biến cụ thể chi tiết nội dung thông tư 30/2009 /TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ giáo dục - đào tạo, cho giáo viên được thấm nhuần bản chất cũng như mục đích của việc đánh giá giáo viên theo chuẩn, từ đó giúp cho mỗi giáo viên nhận thức đúng đắn về tác dụng, tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đánh giá giáo viên theo chuẩn. Đánh giá giáo viên theo chuẩn là một quá trình thu thập các minh chứng thích hợp và đầy đủ nhằm xác định mức độ năng lực nghề nghiệp của giáo viên. Đánh giá giáo viên theo chuẩn đòi hỏi sự thay đổi

cơ bản trong suy nghĩ của giáo viên, của hiệu trưởng và cán bộ quản lý giáo dục: đánh giá giáo viên theo chuẩn không phải chủ yếu để bình xét thi đua hàng năm mà là xem xét những gì giáo viên phải thực hiện, đã thực hiện được, những gì giáo viên có thể thực hiện được. Trên cơ sở đó khuyến cáo giáo viên xâydựng chương trình kế hoạch tự rèn luyện, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực nghề nghiệp cho bản thân.

Nhận thức là cơ sở để hành động. Nhận thức sâu sắc thì hành động sẽ có hiệu quả. Để nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ giáo viên, nhà trường cần thường xuyên tổ chức hội nghị chuyên đề bàn về công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên để mọi người được bàn bạc, đóng góp ý kiến và giúp nhà quản lý đưa ra những ý tưởng hay, những giải pháp hữu hiệu.

Thông qua sinh hoạt tập thể bằng sự phối hợp nhịp nhàng giữa các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên hưởng ứng các phong trào thi đua do ngành và trường tổ chức giúp cán bộ, giáo viên xác định và nâng cao hơn nữa về tư tưởng lập trường chính trị, hiểu biết về truyền thống lịch sử của dân tộc, của địa phương và nhà trường. Đặc biệt, giúp đỡ giáo viên xác định mục tiêu phấn đấu trong chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện tay nghề qua các hoạt động và phong trào thi đua giúp cho mỗi nhà giáo trưởng thành về mọi mặt, cũng thông qua đó giúp nhà quản lý đánh giá được chất lượng đội ngũ giáo viên, chọn ra được những giáo viên tiêu biểu có triển vọng.

Hình thức sinh hoạt chuyên môn thường kỳ có nề nếp, có chiều sâu của các tổ nhóm chuyên môn cũng là một môi trường để giáo viên có ý thức tự giác nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như ý thức trách nhiệm nghề nghiệp. Qua các hình thức sinh hoạt này làm cho đội ngũ giáo viên hiểu rõ: Muốn nâng cao năng lực chuyên môn trước hết phải có tinh thần ý thức trách nhiệm cao; phải thật sự tận tuỵ, tâm huyết với nghề, tránh tư tưởng ỷ lại, trì trệ trong tư duy sẽ dẫn đến sự lười biếng trong hành động.

- Triển khai thường xuyên, sâu rộng cuộc vận động“Kỷ cương- Tình thương -Trách nhiệm”, cuộc vận động “Hai không”, phát động mạnh mẽ hơn nữa cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”, đặc biệt là thực hiện có chiều sâu cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”chuyển trọng tâm từ học tập sang làm theo bằng việc chủ động đăng ký những việc làm cụ thể của cá nhân trong năm học, xem đây là một nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện, một chỉ tiêu cần phấn đấu trong kế hoạch cá nhân, qua đó giúp mỗi giáo viên có ý thức cao trong việc rèn luyện, trau dồi đạo đức lối sống, giáo dục lòng yêu nghề, ý thức tinh thần trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo trước yêu cầu mới đặt ra cho giáo dục.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện hậu lộc tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w