a. Triển khai tập huấn đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, xây dựng minh chứng đánh giá giáo viên theo chuẩn.
* Triển khai tập huấn đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.
Tổ chức cho toàn thể giáo viên học tập, nghiên cứu thẩm thấu quy chế chuyên môn, nắm vững những quy định về phân phối chương trình bộ môn, nội dung các văn bản quy phạm như: Luật giáo dục 2005, đặc biệt các điều 70 ( có liên quan đến tiêu chuẩn nhà giáo), điều 72 (nhiệm vụ của nhà giáo), điều 75 (các hành vi nhà giáo không được làm); thông tư 30/2009-
BGDĐT về đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, hướng dẫn số 660/2010- BGDĐT về đánh giá xếp loại giáo viên..v.v.. Xem đây là những cẩm nang có tính pháp lý để thực hiện. Hoạt động này phải được tổ chức thường niên không chỉ ở phạm vi nhà trường mà kể cả trong từng tổ chuyên môn cũng phải được triển khai học tập. Đây chính là cơ sở để giáo viên tự đánh giá mức độ thực hiện chuẩn của mình.
* Xây dựng minh chứng đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.
Khi đánh giá giáo viên theo chuẩn, điều cần thiết và hết sức quan trọng là phải căn cứ vào các minh chứng. Minh chứng là những tài liệu, tư liệu, hiện vật mà giáo viên sử dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình.
- Muốn kiểm tra, người kiểm tra phải dựa trên chuẩn với những tiêu chí cụ thể để theo đó mà so sánh, đo lường đánh giá hoạt động của cá nhân cũng như tổ chức và các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị...Chẳng hạn chuẩn đánh giá trường học, chuẩn đánh giá giáo viên, chuẩn đánh giá học sinh, chuẩn đánh giá giờ dạy,…
- Tiêu chuẩn bao gồm hai yếu tố: định tính và định lượng. Làm thế nào để các minh chứng phục vụ cho đánh giá càng cụ thể chi tiết thì sức thuyết phục càng cao. Càng phản ánh đúng chất lượng đánh giá theo hướng chuẩn hoá.
Tuy nhiên, việc áp dụng chuẩn trong kiểm tra đánh giá tùy thuộc rất nhiều vào năng lực, phẩm chất của kiểm tra viên. Người kiểm tra phải nắm vững chuẩn kiểm tra và đối tượng được kiểm tra cũng phải nắm được chuẩn đó để tự kiểm tra. Phải tuân thủ theo chuẩn đã quy định chung trong Ngành.
* Những nội dung cần xây dựng chuẩn
- Hồ sơ thi đua của nhà trường, hồ sơ kiểm tra đánh giá giáo viên
- Hồ sơ khảo sát do giáo viên tiến hành, kết quả sử dụng thông tin khảo sát điều tra.
- Bản kế hoạch dạy học, bài soạn và các hoạt động giáo dục được phân công.
- Bài kiểm tra, bài thi, bảng điểm kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, sổ biên bản sinh hoạt lớp, sổ chủ nhiệm, sổ liên lạc (đối với giáo viên chủ nhiệm) sổ công tác Đoàn sổ tay công tác của giáo viên (đối với giáo viên không làm chủ nhiệm), tư liệu về một trường hợp giáo dục cá biệt thành công
( nếu có)
- Phiếu đánh giá, xếp loại giờ dạy trên lớp của đồng nghiệp, của nhóm thanh tra; Biên bản góp ý, đánh giá, xếp loại cho giáo viên của tổ nhóm chuyên môn...
- Các hình thức khen thưởng về thành tích hoạt động xã hội của giáo viên
(nếu có). Văn bằng, chứng chỉ qua các lớp bồi dưỡng (nếu có). Hồ sơ bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.
b. Phương pháp đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp - Việc đánh giá giáo viên phải căn cứ vào thực tế các kết quả đạt trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học trên các lĩnh vực công tác, giảng dạy và giáo dục cũng như việc học tập rèn luyện tu dưỡng của giáo viên. Kết quả này được thông qua xem xét các minh chứng, cho điểm từng tiêu chí, tính theo thang điểm 4 là số nguyên; nếu có tiêu chí chưa đạt 1 điểm thì không cho điểm. Với 25 tiêu chí của 6 tiêu chuẩn, tổng số điểm tối đa đạt được là 100 điểm.
- Việc xếp loại giáo viên phải căn cứ vào tổng số điểm và mức độ đạt được theo từng tiêu chí, thực hiện như sau:
* Đạt chuẩn :