CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC 91 QUẾ

Một phần của tài liệu Giáo trình Dược liệu 2 (Trung cấp Dược) - Trường CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ (Trang 77 - 79)

- Cây nhỏ, thân mềm cao 3  4m vỏ thân xanh hoặc tía.

B.CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC 91 QUẾ

91. QUẾ

Tên khác: Quế đơn, Quế bì, uế Thanh… Tên khoa học : Cinnamomum cassia Presl.

Họ Long não (Lauraceae)

Mơ tả thực vật

- Cây nhỡ cao từ 10 đến 15 m, cành non vuơng dẹt và nhẵn. - Lá mọc đối, hình trứng, mép nguyên, đầu nhọn, 3 gân hình cung; mặt trên xanh sẫm bĩng láng, mặt dưới xanh bạc.

- Hoa mọc thành chùm màu trắng.

- Quả hạch hình trứng, khi chín cĩ màu nâu tím. - Tồn cây cĩ mùi thơm nĩng ấm đặc biệt.

- Trồng ở các tỉnh phía Bắc đến phía Nam của miền Trung (Yên bái, Quảng ninh, Thanh hĩa, Nghệ an, Quảng nam, Quảng ngãi). Quế cịn trồng nhiều ở Trung Quốc, Srilanca.

Bộ phận dùng

- Vỏ cây (quế nhục), (Cortex Cinnamomi) - Cành (quế chi), (Caulis Cinnamomi). - Tinh dầu quế ( Oleum Cinnamomi).

Thành phần hĩa học:

- Vỏ quế: Cĩ tinh dầu 1-3% (Theo DĐVN III qui định vỏ quế phải cĩ hàm lượng tinh dầu ≥ 1%. Thành phần chính của tinh dầu quế là aldehyd cinnamic (DĐVN III qui định tinh dầu quế phải cĩ hàm lượng aldehyd cinnamic ≥ 80%). Ngồi ra cịn cĩ các hợp chất diterpenoid, phenyl glycosid, chất nhầy, flavonoid, tannin và coumarin.

- Lá quế:Chứa tinh dầu 0,1-1%. Thành phần chính là aldehyd cinnamic (khoảng 80%).

Thu hái - chế biến - bảo quản

- Bĩc vỏ quế vào mùa thu khi cây trên 5 tuổi, rửa sạch, ủ bằng cách đậy kín 3-4 ngày, lấy ra, tạo dáng cong lịng máng bằng cách cột ép vào những ống trịn (ống tre, ống nứa) để trong mát thỉnh thoảng mở ra lau chùi phía trong lịng máng, khi khơ bĩ thành từng bĩ, bảo quản kín, khơ ráo.

- Quế vụn nát và lá quế dùng để cất tinh dầu.

- Quế tốt cĩ màu nâu đỏ, mềm, vị cay ngọt hơi chát, nhiều dầu, mài thanh quế trong nước

78 hoặc nhỏ tinh dầu quế vào nước thì nước sẽ cĩ màu trắng đục như sữa.

Tác dụng - cơng dụng - cách dùng - liều dùng

Tác dụng

- Kháng khuẩn, kích thích tiêu hĩa, kích thích tuần hồn và hơ hấp.

- Co mạch, tăng nhu động ruột và co bĩp tử cung, chống khối u, chống xơ vữa động mạch vành, chống oxy hĩa.

Cơng dụng

- Chữa tiêu chảy, chữa cảm lạnh, chữa ho. - Chữa đau nhức tê bại, chữa bế kinh.

Dùng 4-8 g/ngày, dạng cồn thuốc, rượu thuốc, rượu khai vị, xirơ thuốc, trà thuốc, cao xoa. Cịn được dùng làm gia vị.

92. ĐẠI HỒI

Tên khác : Hồi hương, Bát giác hồi hương, Tai vị. Tên khoa học : Illicium verum Hook. f. et Thoms.,

Họ Hồi (Illiciaceae)

Mơ tả thực vật

- Cây nhỡ, mọc thẳng, cành giịn dễ gãy. - Lá đơn nguyên thường tập trung ở đầu cành.

- Quả kép cĩ 8 quả đại (thường gọi là tai, cánh), xếp thành hình sao, mỗi quả chứa 1 hạt. Quả non màu xanh, khi chín cĩ màu nâu hồng, cứng, nứt đơi để lộ 1 hạt màu nâu nhẵn bĩng. Quả và cả cây cĩ mùi thơm đặc biệt.

- Tinh dầu hồi khi nhỏ vào nước cũng tạo nên màu trắng đục như sữa. (Rượu Hồi = Rượu Anis).

- Cây được trồng ở khu vực các tỉnh miền núi phía bắc nước ta, nhiều nhất là Cao bằng, Lạng sơn. Cĩ nhiều ở Trung quốc, Ấn độ, Philippin

Bộ phận dùng

Quả hồi và tinh dầu Hồi (Fructus et Oleum Anisi Stellati)

Thu hái - chế biến - bảo quản

Hái quả già, phơi khơ, đĩng bao để nơi thống mát, dùng lâu dài hay để cất tinh dầu. Hồi tốt là hồi cĩ 8 cánh to bằng nhau màu nâu đỏ, khơng cĩ cánh lép màu đen.

Thành phần hĩa học:

Quả hồi cĩ tinh dầu khoảng 9-10% so với dược liệu khơ. Trong tinh dầu chủ yếu là anethol (80-90%), theo DĐVN III tinh dầu hồi phải cĩ hàm lượng anethol ≥ 75%.

Tác dụng - cơng dụng - cách dùng

Tác dụng

- Kích thích tiêu hĩa, lợi sữa. - Giảm co thắt, giảm đau.

Cơng dụng

79 - Chữa ăn uống khĩ tiêu, biếng ăn, đau bụng, đầy chướng, ĩi mửa.

- Chữa tê thấp đau nhức.

Liều dùng

- 4-6 g/ngày, dạng thuốc sắc, thuốc bột, thuốc rượu ….

Cịn dùng làm rượu khai vị, làm thơm kem đánh răng, làm gia vị.

Chú ý: Dùng liều cao gây ngộ độc với hiện tượng say, run chân tay, sung huyết não và phổi, cĩ khi co giật như động kinh.

93. SA NHÂN

Tên khoa học : Amomum villosum Lour., Họ Gừng (Zingiberaceae)

Mơ tả thực vật

- Cây thảo sống nhiều năm, cao đến 2-3 mét, thân rễ bị ngang rất phát triển. - Lá so le, xếp 2 dãy, cĩ bẹ dài tựa lá gừng, vị cĩ mùi thơm hăng.

- Cụm hoa cao khoảng 2 tấc gồm nhiều hoa vàng mọc thành trụ riêng.

- Quả cĩ mùi thơm hình cầu hay trái xoan, màu xám hay tím tùy lồi, vỏ quả ngồi cĩ nhiều gai nhỏ cong queo, khi phơi khơ gai rụng đi, để lại cuống gai lấm tấm như hạt cát (sa nhân). Khi khơ vỏ quả nhăn teo lại in hình khối, quả cĩ 3 ngăn chứa nhiều hạt nhỏ hình khối nhiều mặt.

- Mọc hoang ở Tây nguyên, miền Trung và Đơng nam bộ.

Bộ phận dùng

Quả (sa nhân, sa nhơn ) (Fructus Amomi Villosi).

Thành phần hố học:

Sa nhân chứa tinh dầu (2 – 3%) chủ yếu gồm d- borneol (19%), d-camphor (33%), bornyl acetat (26,5%), d-limonen (7%), camphen (7%), phelandren (2,3%)....

Thu hái - chế biến - bảo quản

Thu hái quả già, chưa chín hẳn, phơi hoặc sấy khơ. Quả chín được gọi là sa nhân đường giá rẻ hơn, chất lượng kém hơn.

Tác dụng - cơng dụng - cách dùng

Kích thích tiêu hĩa. Chữa đau bụng, nơn mửa, ăn khơng tiêu. Cịn dùng làm gia vị và chế rượu mùi. Dùng 1 – 3g /ngày dưới dạng thuốc viên, thuốc sắc hoặc thuốc rượu.

Một phần của tài liệu Giáo trình Dược liệu 2 (Trung cấp Dược) - Trường CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ (Trang 77 - 79)