NHÂN SÂM VIỆT NAM Tên khác: Sâm Ngọc linh, Sâm khu

Một phần của tài liệu Giáo trình Dược liệu 2 (Trung cấp Dược) - Trường CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ (Trang 92 - 94)

- Cây nhỏ, thân mềm cao 3  4m vỏ thân xanh hoặc tía.

112.NHÂN SÂM VIỆT NAM Tên khác: Sâm Ngọc linh, Sâm khu

Tên khác: Sâm Ngọc linh, Sâm khu 5

Tên khoa học: Panax vietnamensis Ha et Grushv. họ Ngũ gia bì (Araliaceae).

Mơ tả cây:

. Cây thảo sống nhiều năm, cao 40-60cm, cĩ khi tới 1m. Thân rễ nạc, đường kính 1-3,5cm, dài 5 – 10 cm, cĩ nhiều đốt, mang những vết sẹo do thân khí sinh rụng hằng năm để lại, cuối thân rễ là rễ củ cĩ dạng con quay. Thân khí sinh mọc thẳng đứng, màu xanh hoặc hơi tím, đường kính 5-8mm, thường lụi hằng năm. Lá kép hình chân vịt mọc vịng, thường là 3-5 lá cĩ 5 lá chét. Cụm hoa ở cây 4-5 năm là một tán đơn, đơi khi cĩ thêm 1-4 tán phụ. Quả nang, màu đỏ tươi thường cĩ chấm đen ở đỉnh, chứa 1-2 hạt hình thận, màu trắng hay vàng nhạt. Ra hoa tháng 4-6, cĩ quả tháng 7-9

93 Là lồi đặc hữu của Việt nam, mọc tập trung ở vùng núi Ngọc linh, ở độ cao từ 1500 - 2100m, dưới tán rừng cĩ độ che phủ cao, ít dốc, dọc theo các suối ẩm, trên đất mùn.

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến:

Thân rễ và rễ củ

(Rhizoma et Radix Panacis vietnamiensis).

Thành phần hĩa học:

Thân rễ và rễ củ chứa saponin triterpen (tới 10%), chủ yếu thuộc nhĩm dammaran, tương tự nhân sâm. Cịn cĩ các polyacetylen, daucosterol, acid béo, acid amin, nguyên tố vi lượng…

Tác dụng

- Tăng lực, tăng sức dẻo dai, tăng sức đề kháng, tăng hồng cầu, chống lão hố

làm trẻ lâu và kéo dài tuổi thọ. Kháng viêm. Hạ cholesterol máu. kháng khuẩn nhất là đối với Streptococcus gây bệnh viêm họng.

- Giảm lo âu, chống stress, hạ đường huyết.

Cơng dụng

Thân rễ và rễ củ cĩ thể dùng như nhân sâm làm thuốc bổ, tăng lực, chống suy nhược, hồi phục sức lực, tăng sức chịu đựng, kích thích nội tiết sinh dục, điều hịa thần kinh trung ương, điều hịa tim mạch, chống xơ vữa động mạch, giảm đường huyết.

Cịn dùng làm thuốc trị viêm họng.

Chế phẩm: Vinaginseng pastille. Vinapanax viên và Sâm qui dưỡng lực.

113. TAM THẤT

Tên khác: Nhân sâm tam thất, Kim bất hốn Tên khoa học: Panax pseudoginseng Wall.,

Panax notoginseng (Burk.) F.H. Chen, Họ Nhân sâm (Araliaceae)

Mơ tả thực vật

- Cây thảo sống dai, thân thẳng, màu tím.

- Lá mọc vịng, kép chân vịt, cuống dài, mỗi lá cĩ từ 3-7 lá chét, mép cĩ khía răng, hai mặt đều cĩ lơng. - Hoa tự là tán mọc ở ngọn.

- Quả mọng hình thận, khi chín màu đỏ chứa 2 hạt hình cầu.

- Trồng nhiều ở Vân nam Trung quốc. Ở Việt nam cĩ trồng ở các vùng giáp biên giới phía bắc như Cao bằng, Lạng sơn...

Bộ phận dùng

Rễ củ (Radix Pseudoginseng)

Thành phần hĩa học:

Saponin thuộc nhĩm dammaran và olean. Các aminoacid, các chất vơ cơ.

Thu hái - chế biến - bảo quản

Đào củ vào mùa đơng của cây > 3 tuổi, rửa sạch cắt bỏ rễ con, phơi nắng cho héo rồi vị lăn cho mềm, lại phơi nắng, lại vị lăn 3-5 lần tới khi cĩ màu đen bĩng. Phơi khơ, đĩng bao, để nơi khơ ráo.

Tác dụng - cơng dụng - cách dùng

94

Tác dụng

- Tăng lực, tăng sức dẻo dai, tăng sức đề kháng. - Bổ máu, cầm máu, lợi sữa.

Cơng dụng

- Làm thuốc bổ thay thế nhân sâm dùng cho người già và phụ nữ sau khi sinh.

- Dùng làm thuốc chữa thổ huyết, băng huyết, chảy máu cam, ư huyết sưng đau do chấn thương.

- Chữa thiếu máu, mất sữa ở sản phụ.

Liều dùng

- Dùng 5-10 g/ngày, dạng thuốc sắc, thuốc bột, cao lỏng.

Chế phẩm

Supermilk hộp 100 viên nang (Mekopharma)

Một phần của tài liệu Giáo trình Dược liệu 2 (Trung cấp Dược) - Trường CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ (Trang 92 - 94)