- Cây nhỏ, thân mềm cao 3 4m vỏ thân xanh hoặc tía.
131. SÂM BỐ CHÍNH
Tên khác: Sâm thổ hào, Bơng báo, Nhân sâm Phú Yên. Nguồn gốc vị thuốc :
Rễ củ (Radix Hisbisci sagittifolii) đã đồ chín, phơi hay sấy khơ, của cây sâm bố chính : Hibiscus sagittifolius
(Kur.) Merr. họ Bơng (Malvaceae). Rễ hình trụ, đầu dưới thuơn nhọn, dài 10-20cm, đường kính từ 0,8cm trở lên. Mặt ngồi màu trắng ngà hơi trong, cĩ nhiều nếp nhăn và vết sẹo của rễ con. Vết bẻ màu trắng, nhiều bột, khơng cĩ xơ. Mùi hơi thơm, vị nhạt và nhầy.
Sâm bố chính cĩ hoa màu đỏ, được trồng nhiều nơi ở nước ta. Cần phân biệt với Sâm báo mọc ở núi Báo (Thanh Hĩa) cĩ hoa màu vàng, cây và rễ củ nhỏ hơn.
Thành phần hĩa học:
Chất nhầy khoảng 40%, nhiều tinh bột. Các thành phần khác chưa được nghiên cứu.
Tác dụng, cơng dụng và cách dùng:
Dùng làm thuốc bổ, chữa đau lưng, kinh nguyệt khơng đều, trẻ em chậm lớn suy dinh dưỡng. Dùng: 6-12g / ngày, dạng thuốc sắc, thuốc bột.
132. TẮC KÈ
Tên khác: Cắc kè, đại bích hổ, cáp giải, cáp giới.
Tên khoa học: Gekko gekko L. họ Tắc kè (Gekkonidae).
Mơ tả con vật:
Tắc kè là lồi bị sát nhỏ, thân dài 15 – 17cm, đuơi dài gần bằng thân. Đầu bẹp, hơi hình 3 cạnh, mắt cĩ con ngươi thẳng đứng, 4 chân, mỗi chân cĩ 5 ngĩn tự do, cĩ màng nối với nhau thành hình chân vịt, mặt dưới cĩ màng mỏng sờ nhám, dính làm thành giác bám giúp leo bám dễ dàng. Đầu, lưng và đuơi đều cĩ những vảy nhỏ, mỏng, màu tro với những điểm vàng đỏ hay xám nâu. Đuơi bị gãy hay đứt cĩ thể mọc lại được nhưng khơng thấy từng đốt một như đuơi nguyên sinh.
Tắc kè sống chung từng cặp 1 con đực và 1 con cái trong các
hang đá, hốc cây ở khắp rừng núi nước ta.( Ở phía Bắc vào mùa đơng lạnh giá tắc kè trú ẩn trong hang ( ngủ đơng), hoạt động kiếm mồi chỉ diễn ra từ mùa xuân tới mùa thu. Cịn ở phía Nam tắc kè săn mồi quanh năm). Ra khỏi hang để kiếm ăn vào ban đêm. Đẻ trứng, mỗi năm 3- 4 lứa, mỗi lứa 2 trứng, sau 3 tháng thì trứng nở thành con. Nhiều nơi đã tổ chức nuơi tắc kè.