NGÔN NGỮ ĐIỆU BỘ

Một phần của tài liệu Giao tiếp và những bí quyết hiệu quả (Trang 30 - 31)

Tại các phiên tòa xử án, bồi thẩm đo{n luôn chú ý kỹđến những cử chỉ, điệu bộ của bị cáo. Edward Bennett Williams, một trong những luật sư t{i danh nhất nước Mỹ có lần nói với tôi rằng ông rất quan trọng ngôn ngữ điệu bộ (Body language). Cộng sự của Edward l{ Louis Nizer còn đưa ra một quan điểm rằng ông quan sát những cử chỉ tay chân, điệu bộ của bị cáo rồi liên hệ với bản chất vụ việc để có thể tìm ra những điểm chung n{o đó mang gi| trị tham khảo bổ sung vào hồsơ.

Với tôi, ngôn ngữ điệu bộ cũng giống ngôn ngữ nói vậy. Nó là một hình thức giao tiếp đ{m thoại hết sức tự nhiên. Vì tự nhiên, nên nó có thể trở thành một phương ph|p cực kỳ hiệu quả. Nhưng h~y thận trọng, nếu ngôn ngữcơ thể xuất phát từ sự giả tạo hay sao chép gượng gạo thì nó sẽ không có tác dụng. Thậm chí điều này rất tệ hại khi người khác trông bạn thật buồn cười và lố lăng. Dù không phải là kẻ xấu nhưng sự giả tạo sẽ biến bạn trở thành một người không thành thật trong mắt người khác. Bạn sẽ chẳng ưa gì tôi nếu tôi bắt chước giọng nói và dáng vẻ của ngài Laurence Oliver đ|ng kính, đúng không? V{ nếu một sớm mai thức dậy, tôi muốn bắt chước cách nói chuyện giống các diễn viên kịch Shakespeare, chắc hẳn tôi sẽ bịcười nhạo cho xem. Do vậy, tôi phải luôn tự hỏi rằng cử chỉ, điệu bộ của tôi khi trò chuyện có l{ đặc trưng của riêng tôi hay không. Cho dù không hoàn hảo đi nữa thì nó cũng chính là ngôn ngữ của tôi. Và tôi tự hào về nó!

Ngôn ngữ điệu bộ l{ như thế. Bạn có thể rút ra co mình một kinh nghiệm giao tiếp qua cử chỉ một cách tự nhiên nhất. Hãy biến chúng thành của bạn! Hãy nói từ trái tim bạn một cách trung thực nhất. Nếu muốn học hỏi những điều hay từngười khác thì hãy tham khảo và ứng dụng một phần nhỏ n{o đó thôi. Đừng biến bạn trở thành bản sao của họ.

Một phần của tài liệu Giao tiếp và những bí quyết hiệu quả (Trang 30 - 31)