LOẠI BỎ NHỮNG THÓI QUEN KHÔNG TỐT KHI ĐỌC DIỄN VĂN

Một phần của tài liệu Giao tiếp và những bí quyết hiệu quả (Trang 60 - 61)

Bạn luyện tập loại bỏ những thói quen không tốt như thế nào? Hãy nhớ ba phương ph|p sau:

Đầu tiên, rất đơn giản, hãy chú ý những từ ngữ phát ra từ cửa miệng. Lúc bạn đang nói cũng phải biết lắng nghe chính bạn nữa. Bạn phải nhận biết rõ ràng rằng lúc nào thì cần dừng lại, khi nào thì nên tiếp tục. Thậm chí bạn đ~ ngập ngừng “{, thì, ờ…” bao nhiêu lần rồi. Đó chính l{ những con sâu làm rầu… b{i diễn văn của bạn.

Hai l{, trước khi bắt đầu phải nghĩ mình sẽ nói gì. Tôi biết điều này không dễ dàng. Thỉnh thoảng chúng ta lỡnói đến nửa câu và chợt hoảng vì không biết phải kết thúc c}u đó như thế nào. Ý của tôi không phải là bạn phải làm một diễn văn ho{n chỉnh trong đầu trước khi bước lên bục micro. Nhưng khi đang nói c}u thứ nhất, bạn có thể vạch ra trong đầu câu thứ hai. Nếu điều này có vẻ quá khó thì hãy cố gắng tập luyện nhiều hơn. Rồi bạn sẽ thấy điều này hoàn toàn có thể l{m được, và chẳng mấy chốc l{ đến lúc có thể thành thạo. Bạn hoàn toàn có thểsuy nghĩ hai vấn đề cùng một lúc. Bộ não của chúng ta có năng suất rất tuyệt diệu nếu biết cách khai thác sử dụng nó.

Thứ ba là, hãy lập một “ban kiểm tra” xem bạn đ~ nói những gì và nhanh chóng sửa đổi nếu như bạn lỡ nói một từ gì đó nhầm lẫn. “Ban kiểm tra” có nhiệm vụ báo kịp thời với bạn rằng “Stop or Zap” – (Dừng hoặc Tiếp đi!). “Ban kiểm tra” l{ ai? L{ một hoặc v{i người bạn của bạn đang ngồi chung với đ|m đông bên dưới. Cái liếc mắt hay đưa tay ra dấu kín đ|o của họ sẽ giúp bạn hiểu được mình đang ở tình thế n{o. Điều này có tác dụng đ|ng ngạc nhiên. Và nhất là, bạn không cô độc trong quá trình nói mà còn có sự hậu thuẫn từ phía bạn bè. Tôi đảm bảo nếu cố công tập luyện, bạn sẽ trang bịđược cho mình một khảnăng nói ho{n hảo.

Một phần của tài liệu Giao tiếp và những bí quyết hiệu quả (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)