NHỮNG TỪ KHÔNG CẦN THIẾT

Một phần của tài liệu Giao tiếp và những bí quyết hiệu quả (Trang 57 - 58)

Thỉnh thoảng trong cuộc trò chuyện có những từ ngữ n{o đó chẳng nằm trong mục đích ph|t ngôn của chúng ta nhưng lại gây tác hại không nhỏ là làm lộn xộn những gì chúng ta muốn đề cập, khiến người khác phải nghe những c|i không đ|ng nghe. Vậy tại sao chúng ta lại để phát ra những từ này? Chúng giống như c}y nạng mà bạn phải dựa vào vì sợ mình đi khập khiễng.

Nhiều người nói tiếng Anh có thói quen dùng hoài hai từ “you know” (bạn biết không). Một trong những người bạn của tôi ở thủ đô Washington bao giờ cũng mở đầu câu nói bằng “Bạn biết không…”. Biết thói quen này, một người bạn kh|c đ~ có thử đếm số lần nói “Bạn biết không” của anh ta trong suốt cuộc gặp gỡ kéo dài 20 phút. Kết quả thống kê: có 91 lần từ “Bạn biết không” được ph|t ra! Có nghĩa trong một phút anh bạn ởWashington nói “you know” đến bốn lần rưỡi. Tôi thật sự không biết cái nào đ|ng nhớhơn 91 từ “you know” hay nội dung cuộc gặp gỡ. Mẫu chuyện nghe có vẻ buồn cười, nhưng nếu nhìn nhận một cách nghiêm túc thì vấn đề quả đ|ng lo ngại. Anh bạn “you know” liệu có giao tiếp hiệu quả không nếu cứ để thói quen “bạn biết không” lấn áp? Một thói quen nhỏ nhưng đem lại một tác hại có thể không nhỏchút n{o. Chưa kểđến việc người nghe cảm thấy vô cùng nhàm chán. Bây giờ thì các bạn có thích dùng từ “bạn biết không” để mở đầu tất cả các câu nói của mình không?

Tương tự, hãy cẩn thận với các từ quen dùng mở đầu c}u như: “cơ bản l{” (basically), “nói chung l{” (generally), “dù sao” (anyway), “hy vọng l{” (hopefully)… Một hôm n{o đó đang xem bản tin buổi tối trên truyền hình, bạn thử chú ý xem mình có nghe người phát ngôn viên liên tục nói những từ này hay không. Nếu bạn thấy họ cứ mỗi câu mở miệng lại là một từ dạng trên, thì h~y b|o tin ngay cho s|ch “Kỷ lục

Guinness!”

Thật ra, tôi đồng ý là những từ ngữ trên thỉnh thoảng chúng ta cũng cần dùng để nhấn mạnh c}u nói. Nhưng sẽ không hay nếu lạm dụng nó, ví dụ khi bạn quen miệng nói “Hy vọng là tôi sẽ tổ chức buổi tiệc vào tối mai”, mặc dù mục đích của bạn chỉ muốn thông báo là bữa tiệc tổ chức vào tối mai. Vậy thì từ “hy vọng là” có cần thiết hay không? Hơn nữa, người ta sẽ hiểu câu nói của bạn theo một ý khác.

Dù bạn đang nói bất cứ điều gì, hãy cố gắng bỏ thói quen dùng những từ không cần thiết trong câu nói của bạn. Khi những từn{y “rón rén” lẻn vào cuộc trò chuyện thì nó có thể gây tác hại. Hãy làm chủ những gì bạn thật sự muốn diễn đạt.

Một phần của tài liệu Giao tiếp và những bí quyết hiệu quả (Trang 57 - 58)