KHI BẠN ĐƯỢC MỜI ĐẾN MỘT BUỔI HỌP

Một phần của tài liệu Giao tiếp và những bí quyết hiệu quả (Trang 73 - 75)

Cách tốt nhất để không lãng phí thời gian? Đừng đi. Nếu sự hiện diện không thật sự cần thiết, hãy nói lời từ chối khéo và hẹn đến một dịp khác cần thiết hơn.

Nhưng nếu đ~ ngồi yên vịởđó rồi thì hãy nhớ lời khuyên này của tôi: Càng ít lời càng tốt. Nhất là khi bạn chẳng có liên quan gì đến một đềt{i n{o đó đang được bàn tán. Chớ nên nhảy ngang xương v{o cuộc đối thoại của người khác chỉ vì muốn gây sự chú ý. Một số người nghĩ l{ c{ng đóng góp v{o nhiều câu chuyện thì tên tuổi của họ càng nổi đình nổi đ|m, mặc dù chả ai muốn nghe họ nói. Không khéo thì dễ bị nổi tiếng l{ người ngồi lê đôi m|ch. Bạn sẽ“ghi điểm” hơn nhiều nếu chỉ nói khi nào cần thiết, nếu những lời nói của bạn bao giờcũng tinh tế và sâu sắc.

Tôi đ~ được nghe kể một câu chuyện thú vịở Washington về tổng thống Calvin Coolidge. Khi đem đến cho tổng thống tờ ngân phiếu tiền lương đầu tiên, người nhân viên của bộ tài chính không về ngay mà cứ nấn ná ở đó. Ông n{y cốt ý muốn xem tổng thống sẽ phản ứng như thến{o trước một số tiền lớn như vậy, số tiền mà có lẽ con người tài giỏi đến từ ngôi làng Vermont nhỏbé kia chưa từng trông thấy bao giờ.

Khi tổng thống Coolidge thắc mắc về sự chờ đợi n{y, người nhân viên ấy nói rằng ông ta chỉ tò mò xem tổng thống có điều gì muốn nói về tấm ngân phiếu này hay không.

Coolidge nhìn tấm ngân phiếu, rồi ngước nhìn người nh}n viên v{ nói: “Please return” (Xin vui lòng ra về).

Tổng thống Coolidge nổi tiếng là một: “Silent Cal” (Ngài Cal trầm lặng). Đến nỗi trong một bữa tiệc trà ở Nhà Trắng, một quý b{ đ~ nói với ông rằng: “Thưa tổng thống, tôi vừa mới đ|nh cuộc với những người khác rằng tôi có thể làm ông nói nhiều hơn hai từcơ đấy”.

Tổng thống Coolidge nói: “You lose” (Quý bà đã thua)

Có thể quý bà ấy đ~ thua trong cuộc đ|nh cược, nhưng có một điều chắc chắn là: Bất cứ lúc nào tổng thống Coolidge mở miệng nói ra một điều gì đó l{ ngay lập tức tập trung sự chú ý của tất cả mọi người!

Đừng chê bai, h thấp người khác. Nếu đ~ từng tham dự nhiều cuộc hội họp, có thể thỉnh thoảng bạn lại nghe những lời phát biểu linh tinh, không cần thiết và không có ý nghĩa gì cả. Có thể bạn thấy chán ngấy và bực bội, nhưng h~y kiềm chế sự bực bội đó lại, và chớ có nói với ai trong cuộc họp l{: “Tôi chưa từng nghe ai phát biểu mà ngốc nghếch đến như vậy!”. Đó l{ c|ch mau lẹ nhất để kiếm một kẻ thù lâu dài nhất, nó chẳng ích lợi gì.

Nhạy bén đặt ra nhng câu hi thú v. Hãy bắt chước phong cách của tổng

cùng thảo luận thì đ~ đến lúc cần thiết để bạn nói. Và cuộc họp sẽ trở nên thú vịhơn nếu bạn luôn sẵn s{ng đặt ra những câu hỏi tạo sự tranh luận sôi nổi cho mọi người.

Phi hết sc tp trung khi phát biu, tránh tối đa việc nói lạc đề. Nếu được mời phát biểu, trước khi nói phải biết chắc rằng bạn có những điều gì cụ thể để nói hay không. Tốt nhất nên vạch ra sơ lược những ý chính trong đầu. Điều này rất quan trọng. Nếu nói mà không biết rằng mình đang nói c|i gì, không biết rằng mình sẽ lèo lái vấn đề n{y đi đến đ}u thì nguy hiểm vô cùng! Tôi đoan chắc bài diễn văn đó sẽ toàn những tiếng ậm ừ, ấp a ấp úng, và rất dễ bị lạc đề. Những đồng nghiệp sẽ nghĩ gì? Họ không thểđ|nh gi| cao bạn được.

Và cuối cùng, đi dự hp thì nh mang theo shài hước ca bn. Những bộ óc khôi hài sẽđem đến những tiếng cười. Những tiếng cười sẽ phá tan bầu không khí ngột ngạt căng thẳng ở những cuộc họp. Nếu nói chuyện h{i hước, có nghĩa l{ bạn đang giúp tất cả mọi người đều cảm thấy thoải m|i. V{ hơn nữa, ai cũng sẽ thích nghe bạn nói.

Một phần của tài liệu Giao tiếp và những bí quyết hiệu quả (Trang 73 - 75)