Về thời gian tổ chức thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TẬP HUẤN VỀ PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2020 (Trang 28)

II. QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH – KHÁI NIỆM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN TỔ CHỨC

4. Về thời gian tổ chức thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Điều 68 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải bao gồm các nội dung chính sau đây: địa danh, ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ pháp lý để ban hành quyết định; biên bản vi phạm hành chính, kết quả xác minh, văn bản giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc biên bản họp giải trình và tài liệu khác (nếu có); họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm hành chính; tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; hình thức xử phạt chính; hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có); quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính; hiệu lực của quyết định, thời hạn và nơi thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nơi nộp tiền phạt; họ tên, chữ ký của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trách nhiệm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và việc cưỡng chế trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành.

4. Về thời gian tổ chức thi hành quyết định xử phạt vi phạm hànhchính chính

Thông thường, quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải được thi hành trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày người vi phạm nhận được quyết định xử phạt trừ trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn ghi trong quyết định xử phạt. Theo đó, trong thời hạn 10 ngày, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cũng phải thực hiện một số công việc tương ứng với việc thực hiện nghĩa vụ của đối tượng vi phạm như: gửi quyết định xử phạt để thi hành (Điều 70 Luật Xử lý vi phạm hành chính); giải quyết khiếu nại nếu đối tượng vi phạm có khiếu nại (Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính); thu nộp tiền phạt (Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính); xem xét hoãn, giảm, miễn (Điều 76, Điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính) hoặc chuyển quyết định xử phạt để tổ chức thi hành (Điều 71 Luật Xử lý vi phạm hành chính).

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TẬP HUẤN VỀ PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2020 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w