MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯ UÝ THÊM

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TẬP HUẤN VỀ PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2020 (Trang 102 - 104)

1. Khi xây dựng kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật, cầnlưu ý thêm một số vấn đề sau đây: lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:

- Luận giải được lý do chọn lĩnh vực để theo dõi hàng năm. Vấn đề này cần tập trung phân tích kỹ trong bản thuyết minh, xin ý kiến về dự kiến lĩnh vực được lựa chọn để theo dõi.

- Lĩnh vực lựa chọn phải thỏa mãn 02 yếu tố là: (i) Trọng tâm;

(ii) Liên ngành.

Cần rà soát kỹ những cơ quan, tổ chức nào có liên quan đến lĩnh vực dự kiến theo dõi.

- Về nội dung theo dõi tình hình thi hành pháp luật, Kế hoạch đã bám sát các nội dung quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 10 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và hướng dẫn chi tiết tại Thông tư số 14/2014/TT-BTP. Theo đó, các cơ quan, đơn vị có liên quan tập trung xem xét, đánh giá nội dung về tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết; tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật và tình hình tuân thủ pháp luật. Kế hoạch cũng đã làm rõ, cụ thể hóa để hướng dẫn các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật gồm: (1) thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật; (2) kiểm tra tình hình thi hành pháp luật; (3) điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật.

- Để triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra, kế hoạch cũng phân công trách nhiệm cụ thể, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan, đơn vị chủ trì và các cơ quan, đơn vị phối hợp. Các cơ quan, đơn vị cần bố trí cán bộ, kinh phí và các điều kiện bảo đảm khác cho hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

- Rất cần yếu tố truyền thông, thực tiễn cho thấy sự tham gia của các cơ quan báo chí có ý nghĩa quan trọng bảo đảm sự thành công của kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

- Quá trình tổ chức theo dõi đối với lĩnh vực cần lưu ý tiếp nhận, lựa chọn và tập trung xử lý những vụ việc cụ thể để tiến hành theo dõi. Việc theo dõi vụ việc cụ thể cần bám sát thực hiện cho đến khi có kết quả xử lý tình hình theo dõi thi hành pháp luật.

- Kế hoạch cũng đặt ra mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức, cá nhân cũng như huy động sự tham gia, phối hợp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các hiệp hội… và các tổ chức, cá nhân khác trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

2. Một số lỗi thường gặp khi xây dựng và thực hiện kế hoạch

Khi xây dựng và thực hiện kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật (bao gồm cả lĩnh vực theo dõi trọng tâm, liên ngành), chúng ta cần lưu ý để khắc phục một số lỗi thường gặp sau đây:

- Xác định lĩnh vực theo dõi dàn trãi, thiếu trọng tâm, trọng điểm, chưa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

- Lĩnh vực được lựa chọn để theo dõi tình hình thi hành pháp luật vẫn chưa thực sự bám sát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Sở, ngành.

- Thời gian triển khai các hoạt động thường xác định triển khai vào các tháng của cuối năm công tác, do đó ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của các hoạt động theo dõi thi hành pháp luật.

- Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành chưa thật sự đầy đủ; dễ dẫn đến cách hiểu theo dõi thi hành pháp luật là nhiệm vụ riêng của ngành Tư pháp các cấp …

- Quá chú ý đến một số hoạt động này, nhưng lại xem nhẹ vai trò, tác dụng của hoạt động khác (ví dụ: thông thường các cơ quan, đơn vị, địa phương không chú ý hoặc còn xem nhẹ hoạt động điều tra, khảo sát trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật).

- Chậm phản ứng chính sách hoặc phản ứng chính sách mang tính hình thức, chiếu lệ (không bám sát thực hiện cho đến khi có kết quả xử lý tình hình theo dõi thi hành pháp luật cuối cùng).

- Không đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, hoàn thiện các quy định pháp luật.

IV. KẾT LUẬN

Việc lập và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn, vì qua đó, giúp xác định được rõ ràng lĩnh vực theo dõi tình hình thi hành pháp luật hàng năm, vai trò, trách nhiệm của các chủ thể và đối tượng quản lý nhà nước, cũng như cách thức tổ chức các hoạt động, góp phần thúc đẩy nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật của cơ quan, đơn vị, địa phương từng bước đi về nề nếp, thực chất và hiệu quả./.

CHUYÊN ĐỀ 6

NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA “ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI, NÂNG CAOHIỆU QUẢ CÔNG TÁC TỔ CHỨC THI HÀNH PHÁP LUẬT GIAI HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TỔ CHỨC THI HÀNH PHÁP LUẬT GIAI ĐOẠN 2018 – 2022”; XÂY DỰNG BÁO CÁO THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT VÀ KINH PHÍ BẢO ĐẢM CHO CÔNG TÁC THEO DÕI

TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT

A. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA “ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI, NÂNGCAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TỔ CHỨC THI HÀNH PHÁP LUẬT GIAI CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TỔ CHỨC THI HÀNH PHÁP LUẬT GIAI ĐOẠN 2018 – 2022”

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TẬP HUẤN VỀ PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2020 (Trang 102 - 104)