Kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TẬP HUẤN VỀ PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2020 (Trang 83 - 84)

III. XỬ LÝ KẾT QUẢ THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT 1 Các phương thức xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật

1.2. Kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật

luật, góp phần bảo đảm cho pháp luật được thi hành nghiệm minh, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện.

Trong hoạt động xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền có thể căn cứ vào thẩm quyền do pháp luật quy định mà lựa chọn các phương thức xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật. Theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, có 2 phương thức xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền có thể thực hiện, đó là:

1.1. Xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật theo thẩm quyền

Xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật theo thẩm quyền là việc cơ quan theo dõi thi hành pháp luật, trên cơ sở kết quả theo dõi sẽ tự mình thực hiện một hoặc nhiều biện pháp được quy định tại Điều 14 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền còn có trách nhiệm xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo đề nghị của Bộ Tư pháp hoặc của Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ, vì tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP quy định: “ Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo đề nghị của Bộ Tư pháp hoặc của Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ”.

1.2. Kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý kết quả theo dõi thi hànhpháp luật pháp luật

Đây là phương thức áp dụng trong trường hợp các biện pháp xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật nêu tại Điều 14 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP không thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan tổ chức việc theo dõi thi hành pháp luật mà phải thực hiện kiến nghị xử lý chủ yếu được thực hiện đối với việc: Ban hành kịp thời, đầy đủ các văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật. Mặc dù Nghị định số 59/2012/NĐ-CP không quy định cụ thể về trình tự, thủ tục kiến nghị xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật, nhưng các kiến nghị này được thực hiện theo trình tự, thủ tục hành chính bình thường theo đó: Ủy ban nhân dân cấp dưới kiến nghị Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiến nghị Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành lĩnh vực. Việc kiến nghị đối với văn bản do Chính phủ; Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội ban hành được thực hiện theo pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Văn bản kiến nghị cần được gửi cho cơ quan tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân, tổ chức pháp chế thuộc Bộ, ngành là cơ quan chủ trì tham mưu về theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Đối với kiến nghị gửi Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thì cần gửi Bộ Tư pháp là cơ quan giúp Chính phủ theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong cả nước để theo dõi chung.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TẬP HUẤN VỀ PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2020 (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w