Xử lý kết quả kiểm tra tình hình thi hành pháp luật

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TẬP HUẤN VỀ PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2020 (Trang 82)

II. KIỂM TRA TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT 1 Mục đích kiểm tra tình hình thi hành pháp luật

6. Xử lý kết quả kiểm tra tình hình thi hành pháp luật

Theo quy định tại khoản 6 Điều 8 Thông tư số 14/2014/TT-BTP: “Trong quá trình kiểm tra, khi phát hiện những thông tin cần xử lý theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, Đoàn kiểm tra và người có thẩm quyền kiểm tra kiến nghị cơ quan, cá nhân, tổ chức có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để xử lý”. Như vậy, đối với những khiếm khuyết bất cập của pháp luật, Đoàn kiểm tra báo cáo để người đứng đầu cơ quan có văn bản chỉ đạo cơ quan có liên quan nghiên cứu xây dựng văn bản để ban hành hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về bất cập, khiếm khuyết trong văn bản do cơ quan ban hành.

Đối với những khó khăn ảnh hưởng tới các điều kiện bảo đảm thi hành pháp luật như kinh phí, tổ chức, biến chế, nghiệp vụ…, Đoàn kiểm tra kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tập huấn, phổ biến pháp luật; bảo đảm về tổ chức biên chế, kinh phí và các điều kiện khác cho thi hành pháp luật. Đối với những sai phạm được phát hiện trong quá trình kiểm tra tình hình thi hành pháp luật, Đoàn kiểm tra báo cáo người ra quyết định kiểm tra xem xét, chỉ đạo hướng xử lý.

Để thực hiện tốt công tác xử lý kết quả kiểm tra tình hình thi hành pháp luật, Đoàn kiểm tra có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra về tình hình thực hiện các biện pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại, xử lý hành vi vi phạm trong việc thi hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân được kiểm tra.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TẬP HUẤN VỀ PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2020 (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w