HƯỚNG KHẮC PHỤC NHỮNG VƯỚNG MẮC, SAI SÓT TRONG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VÀ BẢO ĐẢM XỬ

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TẬP HUẤN VỀ PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2020 (Trang 65 - 67)

TRONG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VÀ BẢO ĐẢM XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

- Cần bổ sung quy định về tạm giữ người trong các trường hợp tại Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính cho phù hợp với thực tiễn.

- Đề nghị bổ sung quy định áp dụng biện pháp ngăn chặn, quản lý tại cơ sở lưu trú đối với người nước ngoài trong quá trình xác minh, xử lý vi phạm hành chính đối với người nước ngoài lang thang không có nơi cư trú ổn định, chưa xác định được nhân thân, quốc tịch, có dấu hiệu trốn hoặc tiếp tục vi phạm pháp luật; đồng thời, bổ sung quy định về đặt tiền bảo lãnh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh.

- Hiện nay, đối tượng vi phạm pháp luật đủ điều kiện để lập hồ sơ đề nghị, xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc là rất lớn. Do đó, cần bổ sung quy định giao cho cơ quan đủ nhân lực, điều kiện và thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết để quản lý họ trong thời gian này.

- Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính cần sửa đổi quy định về thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính theo hướng kéo dài thời hạn tạm giữ.

- Điều 123 Luật Xử lý vi phạm hành chính, cần bổ sung thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính của các Trưởng phòng nghiệp vụ; Trưởng Công an xã, phường, thị trấn.

- Cần nghiên cứu, rà soát quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính và pháp luật chuyên ngành để giải quyết trường hợp người vi phạm bị tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính thường bỏ không đến nhận lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề mà làm thủ tục xin cấp lại.

- Khoản 9 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính cần bỏ quy định biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ cho phù hợp với thực tiễn.

- Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính, đề nghị quy định cụ thể thủ tục, cách thức, biện pháp, kinh phí thực hiện tiêu hủy đối với hàng hóa bị tịch thu buộc phải tiêu hủy.

- Điều 129 Luật Xử lý vi phạm hành chính, đề nghị sửa quy định về thời hạn quyết định khám nơi ở theo thủ tục hành chính theo hướng kéo dài thời hạn này nhằm bảo đảm thời gian thực tế để thực hiện; đồng thời, quy định cụ thể thẩm quyền ra quyết định khám nơi cất giấu, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là Chủ tịch Ủy ban nhân dân nơi xảy ra hành vi vi phạm cho thống nhất với quy định của pháp luật hình sự.

- Điều 131 Luật Xử lý vi phạm hành chính, đề nghị bỏ quy định về giao cho gia đình hoặc tổ chức xã hội quản lý người đang bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

- Điều 139 Luật Xử lý vi phạm hành chính, đề nghị chỉnh sửa theo hướng quyết định nhắc nhở người chưa thành niên vi phạm hành chính được thực hiện bằng lời nói, sau đó phải lập biên bản để có cơ sở áp dụng được quy định về tái phạm.

CHUYÊN ĐỀ 4

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TẬP HUẤN VỀ PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2020 (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w