III. KỸ NĂNG TỔ CHỨC THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
2. Biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính
a) Về căn cứ áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính Theo quy định tại Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính, Điều 102 Luật Hải quan năm 2014.
Về biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính, Nghị định số 112/2013/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số nội dung sau:
- Về các trường hợp được tạm giữ người theo thủ tục hành chính: Theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 112/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 17/2016/NĐ-CP).
- Cần lưu ý, tạm giữ người theo thủ tục hành chính là biện pháp cưỡng chế được áp dụng nhằm ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính. Đây là biện pháp cưỡng chế có liên quann trực tiếp đến những quyền cơ bản của công dân như quyền tự do thân thể, tự do đi lại nên làm thế nào để áp dụng biện pháp này không xâm phạm đến các quyền cơ bản có liên quan là vấn đề cần được coi trọng.
b) Về thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính
Điều 123 Luật Xử lý vi phạm hành chính cơ bản kế thừa quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, có bổ sung một số chức danh cho phù hợp với thực tiễn như Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Trưởng tàu khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga để bảo đảm tính linh hoạt và khả thi khi áp dụng trên thực tế.
Tuy nhiên, cần lưu ý là:
- Việc tạm giữ người có thể được giao quyền, tuy nhiên, trong số các chức danh có thẩm quyền tạm giữ người nêu trên, người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu khi tàu đang bay, tàu biển, tàu hỏa đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga và thẩm phán chủ tọa phiên tòa không được giao quyền cho cấp phó.
- Việc giao quyền tạm giữ người được quy định chặt chẽ hơn việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 54 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Ngày 02/10/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2013/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất (Nghị định số 112/2013/NĐ-CP).
c) Về quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 112/2013/NĐ-CP, cụ thể: - Người bị tạm giữ có quyền:
+ Được thông báo về việc bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính;
+ Yêu cầu người ra quyết định tạm giữ thông báo cho gia đình, tổ chức nơi làm việc, học tập biết việc mình bị tạm giữ theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 112/2013/NĐ-CP;
+ Được biết lý do tạm giữ, thời hạn tạm giữ và địa điểm bị tạm giữ; khiếu nại về việc tạm giữ;
+ Được bảo đảm tiêu chuẩn ăn uống quy định tại Điều 22 Nghị định số 112/2013/NĐ-CP;
+ Được điều trị, chăm sóc y tế khi bị bệnh theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 112/2013/NĐ-CP.
- Người bị tạm giữ có nghĩa vụ:
+ Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định tạm giữ, nội quy, quy định của nơi tạm giữ;
+ Tuân thủ yêu cầu, mệnh lệnh của người ra quyết định tạm giữ và người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ nơi tạm giữ;
+ Khai báo thành khẩn những hành vi vi phạm pháp luật của mình và của những người khác có liên quan;
+ Không được đưa vào nơi tạm giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, điện thoại di động, văn hóa phẩm độc hại, rượu bia và các chất gây nghiện khác hoặc các vật dụng có thể ảnh hưởng đến trật tự, an toàn nơi tạm giữ.
d) Về nơi tạm giữ
Theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 112/2013/NĐ-CP.
đ) Trong quá trình áp dụng biện pháp này cần chú ý một số điểm sau:
Theo quy định tại Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì nơi tạm giữ người chưa thành niên phải đảm bảo ánh sáng, thoáng mát, vệ sinh, an toàn, …, không được tạm giam các em ở nơi tạm giữ, tạm gian hình sự.
- Vấn đề chăm sóc đối với người chưa thành niên bị bệnh hoặc chết trong thời gian bị tạm giữ cũng là vấn đề được quan tâm. Theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 112/2013/NĐ-CP.