Quy định chung về các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TẬP HUẤN VỀ PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2020 (Trang 49 - 50)

III. KỸ NĂNG TỔ CHỨC THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ

1. Quy định chung về các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính

ĐẢM XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

1. Quy định chung về các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý viphạm hành chính phạm hành chính

Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính được quy định tại phần thứ tư Luật Xử lý vi phạm hành chính. Chương I quy định chung gồm 3 điều, từ Điều 119 đến Điều 121; Chương II quy định về thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính gồm 11 điều, từ Điều 122 đến Điều 132.

Theo quy định tại Điều 119, các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính gồm: tạm giữ người; áp giải người vi phạm; tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề; khám người; khám phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong khoảng thời gian làm thủ tục trục xuất; giao cho gia đình, cá nhân, tổ chức quản lý người đang được làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính; và truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn.

Do việc áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính có liên quan trực tiếp đến quyền cơ bản của công dân nên Điều 120 quy định 4 nguyên tắc mà người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải quán triệt khi áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính. Đây là quy định mới của Luật Xử lý vi phạm hành chính so với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Ví dụ: Theo quy định tại khoản 1 Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành

chính (đã được sửa đổi, bổ sung theo Điều 102 Luật hải quan năm 2014).

- Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình. - Việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ phải theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp này cần lưu ý:

- Người có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính quyết định hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy cần thiết hoặc thay thế bằng một biện pháp ngăn chặn khác.

- Đây là quy định mới của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nhấn mạnh các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính chỉ được áp dụng

trong trường hợp cần thiết, với những điều kiện cụ thể, khi những điều kiện này không còn, các biện pháp này không còn cần thiết, người có thẩm quyền phải hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp khác.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TẬP HUẤN VỀ PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2020 (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w