Xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TẬP HUẤN VỀ PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2020 (Trang 69 - 72)

I. THU THẬP, TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT

2. Xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật

Xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật là việc tác động vào thông tin đang được quản lý như loại bỏ thông tin nhiễu, không chính xác, tổng hợp, phân tích, đánh giá nhằm rút ra những thông tin thật sự có giá trị phục vụ cho việc giải quyết nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật. Thông tin nói chung và thông tin về tình hình thi hành pháp luật nói riêng tự bản thân nó không có giá trị nếu chỉ dừng mức độ tìm kiếm thu thập thông tin mà không có quy trình xử lý để sử dụng thông tin đó phục vụ yêu cầu nhiệm vụ. Quy trình xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật là trình tự các bước, các biện pháp tác động vào thông tin nhằm rút ra những thông tin mới, có giá trị phục vụ cho hoạt động theo dõi về tình hình thi hành pháp luật.

2.1. Phân loại thông tin về tình hình thi hành pháp luật

Sau khi thu thập, tiếp nhận thông tin, người xử lý cần tiến hành phân loại thông tin. Đây là việc chia thông tin ra từng loại, từng vấn đề, từng lĩnh vực khác nhau theo từng tiêu chí lựa chọn.

Có thể phân loại thông tin thành từng loại khác nhau dựa vào các tiêu chí về nội dung thông tin (thông tin về tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực nào), hệ thống quản lý thông tin (thông tin do cơ quan nào, cấp nào cung cấp), hình thức truyền đạt thông tin (bằng văn bản, bằng lời nói…). Chẳng hạn năm 2019, khi Sở Tư pháp triển khai hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, chúng ta có thể phân loại thông tin về tình hình thi hành pháp luật thành ba loại, đó là:

- Thông tin về tình hình thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội cho người lao động;

- Thông tin về tình hình thi hành pháp luật về bảo hiểm y tế cho người lao động;

- Thông tin về tình hình thi hành pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Hoặc, có thể sắp xếp, phân loại dựa theo tiêu chí mà người xử lý thông tin cần để phân loại như: nguồn thông tin chính thức (các báo cáo của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp về tình hình thi hành pháp luật) hoặc nguồn thông tin không chính thức (thông tin thu được trên mạng xã hội, báo, đài) hoặc phân loại theo tiêu chí thông tin của cơ quan Trung ương (khối Bộ, cơ quan ngang Bộ) cung cấp hay thông tin của các địa phương cung cấp (Ủy ban nhân dân các cấp, Sở Tư Pháp, Phòng Tư pháp…).

Sau khi sắp xếp, phân loại thông tin, người xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật cần kiểm tra độ tin cậy của thông tin tiếp nhận được. Để kiểm tra độ tin cậy của thông tin, công chức, viên chức được giao nhiệm kiểm tra có thể trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm tra trả lời cho câu hỏi: Thông tin đến từ nguồn nào? Như chúng tôi đã phân tích ở trên, đối với những thông tin đến từ nguồn chính thức thì có giá trị pháp lý cao như các tài liệu của Đảng, Nhà nước, Báo cáo về tình hình thi hành pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền… Những thông tin này có thể được đưa ra để làm căn cứ cho các nhận định, đánh giá về tình hình thi hành pháp luật ở tầm vĩ mô, liên ngành. Đối với các thông tin đến từ các hoạt động điều tra, khảo sát về tình hình thi hành pháp luật có thể làm căn cứ để đánh giá những vấn đề mang tính cụ thể. Chẳng hạn, qua khảo sát việc tình hình thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội, các số liệu khảo sát về thực trạng trục lợi, trốn đóng bảo hiểm xã hội có thể được sử dụng để đánh giá nội dung về ý thức tuân thủ pháp luật của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Đối với những thông tin được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông tin do tổ chức, cá nhân cung cấp thì theo quy định tại khoản 2 điều 11 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, người có thẩm quyền xử lý thông tin phải tiến hành các hoạt động kiểm tra, đối chiếu trước khi sử dụng để đánh giá về tình hình thi hành pháp luật.

2.3. Phân tích tổng hợp, kiến nghị giải quyết

- Phân tích thông tin về tình hình thi hành pháp luật

Phân tích thông tin về tình hình thi hành pháp luật là quá trình phân loại, so sánh, đối chiếu để kiểm tra tính chính xác, tính khoa học, tính hợp lý của thông tin. Việc phân tích giúp người xử lý thông tin nắm chắc nội dung, hiểu đúng bản chất, tình hình sự việc, hiện tượng.

Người xử lý thông tin phải phân loại thông tin thành: thông tin chính, thông tin hỗ trợ, thông tin có giá trị, thông tin ít giá trị, thông tin không có giá trị. Phải loại bỏ hoặc nghi ngờ những thông tin thiếu căn cứ, thiếu cơ sở khoa học.

Quá trình xử lý thông tin phải nắm được hạt nhân của thông tin. Thông tin trong không ít trường hợp được đưa cùng với những yếu tố bình luận, dư luận xã hội, những nhận xét của người đưa tin. Vì vậy, để xử lý thông tin hiệu quả cần phân tích loại bỏ những yếu tố bình luận, nhận xét, những yếu tố mang tính dư luận xã hội để xác định đúng nội dung cốt lõi, yếu tố khách quan trong thông tin được cung cấp.

Chẳng hạn, khi đánh giá tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, cần xem xét các vi phạm đó

có điển hình, diễn ra thường xuyên ở nhiều địa phương hay không để từ đó đưa ra nhận định là vi phạm mang tính phổ biến hay không? Hoặc là khi xem xét đơn thư, báo chí phản ánh về việc trốn đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền cần sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để xác minh trên thực tế thông tin đó có đúng không. Sau khi đối chiếu, so sánh để kiểm tra tính chính xác của thông tin thì mới có thể trực tiếp giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề xuất với cơ quan có thẩm quyền phương án giải quyết vụ việc đó.

- Tổng hợp thông tin về tình hình thi hành pháp luật

Tổng hợp thông tin là phương pháp sắp xếp các thông tin đã được kiểm tra, xác minh, phân tích, chọn lọc theo một chủ đề nhất định. Chủ đề đó có thể là theo thời gian, sự việc, chuyên đề, lĩnh vực theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Thông tin có thể được sắp xếp theo một trật tự nào đó phù hợp với đặc điểm của chủ đề đã chọn và nhu cầu sử dụng thông tin của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền. Quá trình tổng hợp thông tin sẽ giúp người xử lý thông tin nhìn nhận được bản chất, mối liên hệ và quy luật biến đổi, phát triển của vấn đề, sự kiện trong hoạt động thi hành pháp luật.

Ví dụ: Khi tổng hợp thông tin về tình hình thi hành pháp luật về bảo hiểm

xã hội cho người lao động trên địa bàn thành phố H, tổng hợp cần căn cứ vào các số liệu báo cáo của cơ quan có thẩm quyền, số liệu thực tế trong điều tra, khảo sát, phân tích các nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật… cán bộ, công chức, viên chức làm nhiệm vụ tổng hợp thông tin có thể so sánh, đối chiếu để rút ra nhận định về tình hình vi phạm pháp luật ở lĩnh vực này đang có chiều hướng tăng hay giảm, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.

- Kiến nghị xử lý thông tin

Người xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật cần lựa chọn những thông tin có giá trị về nội dung và phù hợp với yêu cầu đặt ra trong công tác theo dõi về tình hình thi hành pháp luật để báo cáo, kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết.

Thông tin về tình hình thi hành pháp luật đã được xử lý cần phải phổ biến được kịp thời truyền đạt đến các đối tượng cần tiếp nhận thông tin. Ở bước này, cần lựa chọn hình thức và kênh truyền đạt thông tin phù hợp. Có những thông tin phải chuyển bằng văn bản cho các đối tượng tiếp nhận; có thông tin cần sử dụng các phương tiện truyền thông để cung cấp; có thông tin truyền đạt tại hội nghị, các cuộc họp bằng miệng hoặc bằng văn bản. Cần nghiên cứu kỹ các hình thức cung cấp, phổ biến thông tin để lựa chọn hình thức và kênh thông tin sao cho phù hợp và hiệu quả.

Ví dụ: Trong năm 2019, qua thu nhập thông tin trên các phương tiện

thông tin đại chúng về tình hình phá rừng tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, Bộ Tư pháp đã có văn bản yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng thực hiện theo dõi về tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực nêu trên và báo cáo kết quả về Bộ Tư pháp (Công văn số 2830/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL ngày 29/7/2019).

2.4. Bảo quản, lưu trữ thông tin về tình hình thi hành pháp luật

Việc bảo quản và lưu trữ thông tin về tình hình thi hành pháp luật nhằm đảm bảo cho tài liệu thông tin không bị hư hỏng và phục vụ cho công tác hàng ngày và lâu dài.

Thông thường có hai hình thức lưu trữ thông tin chính cần sử dụng: - Lưu trữ bằng văn bản vào các cặp hồ sơ lưu trữ thông tin;

- Lưu trữ ở máy tính.

Thông tin về tình hình thi hành pháp luật được bảo quản, lưu trữ gồm các báo cáo của các cơ quan nhà nước về tình hình thi hành pháp luật; báo cáo kết quả hoạt động kiểm tra, điều tra khảo sát về tình hình thi hành pháp luật; các thông tin được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông tin do tổ chức, cá nhân cung cấp.

Việc bảo quản, lưu trữ thông tin về tình hình thi hành pháp luật được thực hiện theo quy định chung của pháp luật về lưu trữ. Tuy nhiên, để việc thu thập

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TẬP HUẤN VỀ PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2020 (Trang 69 - 72)